Nghị luận 8 câu giữa bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Xuất bản: 09/05/2019 - Cập nhật: 14/07/2020 - Tác giả:

[Văn mẫu 10] Tuyển chọn văn mẫu nghị luận 8 câu giữa bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ để làm rõ được sự cô đơn của người chinh phụ kèm dàn ý chi tiết cho em tham khảo

Mục lục nội dung

Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích 8 câu thơ:

Gà eo óc gáy sương năm trống

...............

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng .

(trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Ngữ văn 10)

Dàn ý Nghị luận 8 câu giữa bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Mở bài:

  • Giới thiệu về tác giả, đoạn trích và trích đoạn
  • Nêu ngắn gọn ý chính của đoạn trích: nỗi cô đơn và cái cảm giác chờ đợi của người chinh phụ.

Thân bài: nghị luận 8 câu thơ giữa

*4 câu đầu tiên:

''Gà eo óc gáy năm sương trống,

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.''

- Tiếng gà cất lên nghe não nề, buồn''eo óc'', người chinh phụ đã thao thức cả đêm day dứt không ngủ''năm trống''... Hình ảnh cây hòe''rủ bóng'' sà xuống, sức sống không có mà tiều tụy đó ẩn hình ảnh của người chinh phụ....

''Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.''

- Một giờ dài lê thê làm co nỗi buồn càng não nề''khắc giờ đằng đẵng'' kèm theo nỗi sâu triền miên không bao giờ ngớt''mối sầu dằng dặc''.....

*4 câu tiếp theo

- Người chinh phụ đang cầu mong cho người chồng ở nơi xa được bình an nên đã đốt hương cầu mong, ''hương gượng đốt'' cho tâm hòn thanh thản nhưng đốt xong thấy buồn.

- ''gương gượng soi'' soi thấy mình buồn chán, càng soi mà giọt ''lệ lại châu chan'' cứ tuôn trào ra.

- ''Sắt cầm'' đàn cầm và đàn sắt gảy hòa âm với nhau, được dùng để ví cảnh vợ chồng hòa thuận,''gượng gảy'' đàn sắt đàn cầm vì người chinh phụ đang trong cảnh cô đơn

- ''Dây uyên kinh đứt'' người chinh phụ sợ làm đứt dây đàn uyên ương vì có thể báo hiệu điều không may của tình cảm vợ chồng, ''phím loan ngại chùng'' sợ dây đàn chùng là điềm gỡ, gợi nên sự không may mắn của lứa đôi đang xa nhau.

* Nghệ thuật được sử dụng trong 8 câu thơ này: Bút pháp tả cảnh ngũ tình..

Kết bài: Cảm nhận của em về 8 câu thơ

Có thể tham khảo thêm:

Văn mẫu nghị luận 8 câu giữa bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Chinh phụ ngâm là một tác phẩm tiêu biểu của Đặng Trần Côn được sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Vừa mới ra đời tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn và đến khi có bản dịch nôm của Đoàn Thị Điểm thì tác phẩm này lại trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết. Bài thơ nói về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ khi người chinh phu ở chiến trường xa xôi. Tất cả những tình cảm đó đã lan tỏa, thấm đẫm vào cảnh vật:

“Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hòe phất phơ rũ bóng bốn bên.

Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”

Tiếng gà là cái động đã được sử dụng để miêu tả cái tĩnh tại của thiên nhiên, nỗi cô đơn của con người. Nàng đã thức trọn năm canh để nghe thấy tận sâu trong đáy lòng mình nỗi sầu, nỗi đau vô hình ấy. Từ láy “phất phơ” đã biểu đạt một cách tinh tế cái dáng điệu, cái tâm trạng của một người vợ ngóng chờ từng chút hình ảnh của chồng. Đặc biệt hình ảnh cây hòe “rủ bóng” sà xuống như ẩn chứa trong đó cái dáng vẻ tiều tụy của người chinh phụ. Dáng vẻ cô độc của người chinh phụ như bị chìm lấp giữa không gian ấy.

Ở những dòng thơ tiếp theo, nỗi ai oán hiện rõ trong từng chữ, từng câu, dù tác giả không hề nhắc đến hai chữ chiến tranh:

“Hương gượng đốt hồn đà mê mải,

Gương gượng soi lệ lại châu chan.

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,

Dày uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng”

Điệp từ “gượng” được điệp đi điệp lại ba lần trong bốn câu thơ tiếp theo đã thể hiện sự nỗ lực vượt thoát của người chinh phụ. Dường như nàng đang cố tìm sự thanh thản nơi tâm hồn nhưng lại càng rơi sâu hơn vào cơn mê man. Gượng tìm đến gương thì lại rơi lệ sầu, gượng tìm đến nhạc lại càng rơi ào lo âu. Chạm đến đâu cũng chạm vào nỗi đau, chạm vào tình cảnh lẻ loi của chính mình. Nỗi sầu cô đơn như bủa vây, như ám ảnh người chinh phụ. Ở đây, tác giả đã sử dụng bút pháp trữ tình để đặc tả nỗi cô đơn của người chinh phụ. Con người mang trong lòng quá nhiều lo âu đã khiến chính bản thân mình như đang chết dần trong cái bọc cô đơn ấy.

Đằng sau nỗi sầu thảm của người của người phụ nữ chính là hiện thực khốc liệt mà chiến tranh để lại. Bởi thế bài thơ không chỉ đơn thuần nói về tâm trạng của người phụ nữ ngày đêm mong ngóng chồng trở về từ nơi chiếng trường mà còn gián tiếp tố cáo chiến tranh và những gì mà nó đã gây ra. Đồng thời nó cũng thể hiện sự đồng cảm, xót xa, sự thấu hiểu của nhà thơ với người chinh phụ. Đây cũng chính là giá trị nhân đạo ngời sáng của tác phẩm.

Như vậy, bằng việc kết hợp khéo léo các biện pháp tu từ tác giả đã thành công miêu tả được thế giới nội tâm ẩn sâu bên trong của người chinh phụ đồng thời cũng cho người đọc thấy được hiện thực loạn lạc mà chiến tranh gây ra thời đó. Và tất cả những điều đó vừa thể hiện được tài năng vừa ngầm phản ánh tấm lòng của tác giả.

Trên đây là dàn ý và văn mẫu nghị luận 8 câu giữa bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cho các em tham khảo, mong rằng với nội dung này các em sẽ có một bài văn thật hay cho mình. Đừng quên tham khảo văn mẫu 10 chi tiết các bài trong chương tình học nữa em nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM