Nêu cảm nhận khổ thơ thứ 2 bài Từ ấy - Tố Hữu

Xuất bản: 16/04/2019

Nêu cảm nhận khổ thơ thứ 2 bài Từ ấy của Tố Hữu được Đọctàiliệu tổng hợp và biên soạn đầy đủ các nội dung khổ 2 bài từ ấy cùng các bài văn mẫu cảm nhận khổ thơ thứ 2 hay nhất

Đề bài:

Nêu cảm nhận khổ thơ thứ 2 bài Từ ấy - Tố Hữu

Tuyển tập Văn mẫu lớp 11 tổng hợp và biên soạn đầy đủ các nội dung: nội dung khổ thơ 2 bài Từ ấy, dàn ý chi tiết đề bài Cảm nhận khổ thơ thứ 2 bài Từ ấy, các bài văn mẫu hay nhất cho các em học sinh tham khảo và viết bài.

Lập dàn ý cảm nhận khổ 2 bài Từ ấy

I. Mở bài: giới thiệu khổ 2 bài thơ Từ ấy - Tố Hữu

Ví dụ:

Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng nổi tiếng nhất, ông có những tác phẩm thơ sống mãi như tập Việt Bắc (1947-1954), tập Gió lộng (1955-1961), tập Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977),…. Một trong những tbài thơ nổi tiếng nhất của ông là bài Từ ấy. Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đồng thời là một chân lí sống của tác giả trong cuộc sống. Khổ 2 của bài thơ thể hiện sự nhận thức của tác giả về chân lí sống, lẽ sống mới qua lí tưởng đảng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 2 của bài thơ Từ ấy để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.

II. Thân bài: phân tích khổ 2 bài thơ Từ ấy - Tố Hữu

1. Hai câu thơ đầu: Tôi buộc lòng tôi với mọi người / Để tình trang trải với trăm nơi

  • Khẳng định quan niệm mới về lẽ sống của tác giả
  • Thể hiện sự gắn bó giữa cái tôi và cái ta, giữa cái chung và cái riêng
  • Ý thức tự nguyện của tác giả đóng góp cho lí tưởng đảng
  • Niềm tin vào lí tưởng đảng

2. Hai câu sau: “ Để hồn tôi với bao hồn khổ, Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

  • Bộc lộ tình yêu thương con người
  • Nhà thơ trường thành trong thời kì chống Mỹ
  • Khẳng định mối quan hệ sâu sắc giữa con người với văn học

Nội dung khổ 2 bài Từ ấy giúp các em học sinh thêm hiểu về tâm tư, về tình yêu của tác giả với "vạn kiếp người" để rồi từ đó làm bật lên được tình yêu của một chí sĩ cách mạng với quê hương, đất nước.

>>Tham khảo thêm:

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về bài thơ Từ ấy

Ví dụ:

Qua khổ 2 bài thơ Từ ấy chúng ta có thể nhận thấy tình yêu, niềm tin đối với lí lẻ sống của tác giả đối với đất nước và con người.

Với dàn ý chung về đề bài Cảm nhận khổ thơ thứ 2 bài Từ ấy, các em học sinh đã có thể thử hình dung được những ý chính trong bài. Ngoài ra, Đọctàiliệu cũng tổng hợp những bài văn mẫu Cảm nhận khổ thơ thứ 2 bài Từ ấy hay nhất cho các em tham khảo về cấu tứ và ngôn từ trong cách hành văn cảm nhận.

Nêu cảm nhận khổ thơ thứ 2 bài Từ ấy - Tố Hữu
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với muôn nơi”

Văn mẫu Cảm nhận khổ thơ thứ 2 bài Từ ấy

Bài mẫu 1

Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng nổi tiếng nhất, ông có những tác phẩm thơ sống mãi như tập Việt Bắc (1947-1954), tập Gió lộng (1955-1961), tập Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977),…. Một trong những tbài thơ nổi tiếng nhất của ông là bài Từ ấy. Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đồng thời là một chân lí sống của tác giả trong cuộc sống. Khổ 2 của bài thơ thể hiện sự nhận thức của tác giả về chân lí sống, lẽ sống mới qua lí tưởng đảng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 2 của bài thơ Từ ấy để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.

Khi giác ngộ lí tưởng Tố hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với muôn nơi”

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Động từ “buộc” thể hiện một ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. “Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Mọi người ở đây là những người lao khổ, những con người cùng chung giai cấp vô sản.

Từ “trang trải” khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời: tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” là tác giả nói đến tinh thần đoàn kết. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ, cùng chung một lí tưởng, đoàn kết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung: đấu tranh giành lại quyền sống và quyền độc lập dân tộc.

Như vậy, toàn bộ khổ thơ trên bằng lối sử dụng những từ ngữ chính xác, giàu ẩn ý, nhà thơ đã gửi gắm một cách sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của mình. Đó là tình yêu thương con người của Tố Hữu gắn với tình cảm hữu ái giai cấp. Nó thể hiện niềm tin của tác giả vào sức mạnh đoàn kết, câu thơ trên cũng là một lời khẳng định: khi cái tôi chan hòa với cái ta, khi cá nhân hòa vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh nhân lên gấp bội.

Những câu thơ cũng là biểu hiện nhận thức mới về lẽ sống chan hòa cá nhân và tập thể, giữa cái tôi và cái ta. Trong lẽ sống ấy con người tìm thấy niềm vui và sức mạnh. Sự thay đổi nhận thức ấy, nó bắt nguồn sâu xa từ sự tự giác ngộ lí tưởng cảu nhà thơ Tố Hữu.

Xem thêm: Phân tích bài thơ Từ ấy ngắn gọn nhất

Bài mẫu 2

Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng nổi tiếng nhất, ông có những tác phẩm thơ sống mãi như tập Việt Bắc (1947-1954), tập Gió lộng (1955-1961), tập Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977),…. Một trong những tbài thơ nổi tiếng nhất của ông là bài Từ ấy. Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đồng thời là một chân lí sống của tác giả trong cuộc sống. Khổ 2 của bài thơ thể hiện sự nhận thức của tác giả về chân lí sống, lẽ sống mới qua lí tưởng đảng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 2 của bài thơ Từ ấy để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải khắp muôn nơi”

Động từ “buộc” được sử dụng một cách rất “đắt” trong câu thơ này. Nó là sự tự nguyện, là thái độ mong muốn được gắn kết sẻ chia. Nhà thơ tự kết dính tấm lòng của mình với tất cả mọi người. Ông xem mọi người đều là người thân của mình, đều là đồng chí anh em cùng chung hoạn nạn sướng vui, để chính ông tự muốn ràng buộc bản thân mình với họ. Sự ràng buộc này không phải là một mối quan hệ cụ thể, nó chính là sợi dây ân tình ân nghĩa sâu nặng mà Tổ Hữu muốn gắn kết giữa muôn người. Ông muốn mọi người vui chung với niềm vui của ông, cùng chiêm nghiệm và giác ngộ lý tưởng cách mạng để con đường kháng chiến thêm những anh hùng. Tố Hữu đã đi từ cái “tôi” cá nhân đến cái “ta”chung ở tất cả mọi người. “Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Thân làm nam nhi sinh ra giữa đất trời, trách nhiệm nặng nề và vinh hạnh luôn trên đôi vai người chiến sĩ, chính là nhiệm vụ giải phóng, bảo vệ tổ quốc. Mọi người ở đây là những người nông dân Việt Nam, những con người hiền lành khổ cực, những con người cùng chung giai cấp vô sản. Ta bỗng nhớ đến những câu thơ nói về chí làm trai:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông”.

Tố Hữu muốn ánh sang cách mạng được lan toả khắp nơi nơi, chiếu soi cho những cuộc đời đau khổ, soi sáng cho những con đường còn mù mịt tăm tối, để cuối cùng, sức mạnh toàn dân tộc được gắn chặt, trỗi dậy và hành động thực sự.  Từ “trang trải” khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời: tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. Nhà thơ tim về sức mạnh của ssuwj đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau nắm chặt tay chiến đấu để trả nợ mối thù non sông. Điều này xuất phát từ ý thức giác ngộ cách mạng của người chiến sĩ Tố Hữu lúc bấy giờ.

Có thể thấy rằng toàn bộ đoạn thơ là lời bộc bạch chân thành về tâm trạng của nhà thơ khi gặp ánh sáng của cuộc đời mình. Với lối viết giản dị chân thành, Tố Hữu giúp độc giả hiểu và cảm nhận được niềm vui sướng mãnh liệt đang trào dâng trong trái tim người lính anh hùng.

----

Với đề bài Nêu cảm nhận khổ thơ thứ 2 bài Từ ấy - Tố Hữu bao gồm đầy đủ cả lập dàn ý khổ 2 bài Từ ấy, nội dung khổ 2 bài Từ ấy, các em học sinh cần tìm hiểu kĩ càng để từ đó có thể xây dựng cho mình một bài văn cảm nhận chân thực và giàu ý nghĩa.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM