Nêu cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong

Xuất bản: 25/09/2021 - Tác giả:

Trả lời câu 6 trang 122 sgk Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức: Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi.

Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi 6 trang 122 SGK Ngữ văn 6 tập 1 - Kết nối tri thức, phần sau khi đọc của nội dung Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi Kết nối tri thức với nội dung chính về: Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ.

Câu hỏi

Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi.

Trả lời

- Tình yêu của tác giả với dòng sông Mê Kông lớn dần và sâu sắc hơn theo năm tháng:

+ Thủa học trò: “Mười tuổi thơ …”

+ Khi lớn khôn: “Ta đi … bản đồ không nhìn nữa”

+ Khi trưởng thành: “Ta đã lớn…”

=> Theo năm tháng đời người, nhận hức về dòng sông thay đổi, tình cảm với dòng Mê Kông, với đất nước cũng lớn dần: từ sự tưởng tượng diệu kì qua bài giảng của thầy giáo đến những hiểu biết và trải nghiệm phong phú về địa hình, về thiên nhiên và cuộc sống con người gắn với dòng sông, cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về bề dày lịch sử và truyền thống ông cha.

Cách trả lời ngắn gọn

Tình yêu dòng sông Mê Kong, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười tuổi từ khi còn đi học đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông.

Cách trả lời đầy đủ, chi tiết

Cửu Long giang ta ơi là bài thơ thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ bắt đầu từ một lớp học chật chội để có được cảm nhận: thầy giáo lớn lao, thước bảng cũng lớn lao rồi dài theo dòng sông, mở ra một cách đồng và kết ở từ bát ngát. Đọc lại toàn bộ bài thơ, thấy hơi thở phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ từ quá khứ đến hiện tại, từ trong tiềm thức trở về với suy ngẫm thực tại. Nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối thì đâu phải vì bị bỏ quên, chỉ vì thầy giáo già đã không còn như sông như núi. Ngay cả những giáo cụ của các cụ giáo cũng chẳng món nào bị quên. Bản đồ đã không nhìn nữa đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao. Phải nói rằng tất cả những chi tiết đã được sắp xếp theo kế hoạch ấy thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của người viết. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười tuổi, đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông. Bài thơ trữ tình mà sâu lắng, đậm đà cảm xúc tự hào và yêu thương nguồn cội.

-/-

Trên đây là nội dung gợi ý trả lời câu 6 trang 122 sgk Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức. Các bạn tham khảo thêm trọn bộ Soạn văn 6 Kết nối tri thức để học Ngữ văn 6 thật tốt nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM