Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo một số gợi ý trả lời câu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo, soạn bài Thị Mầu lên chùa phần sau khi đọc.
Câu 1 trang 117 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo
Chi tiết câu hỏi: Điền vào bảng dưới đây một số câu đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật Thị Mầu, Thị Kính và tiếng đế trong văn bản trên:
Nhân vật | Đối thoại | Độc thoại | Bàng thoại |
Thị Mầu | - Đây rồi nhé | - Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi! | - Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn |
Thị Kính | |||
Tiếng đế (người xem) |
Từ ngôn ngữ, giọng điệu của lời thoại trên, bạn nhận xét như thế nào về tính cách của hai nhân vật Thị Mầu, Thị Kính?
Gợi ý trả lời 1:
Nhân vật | Đối thoại | Độc thoại | Bàng thoại |
Thị Mầu | - Đây rồi nhé | - Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi! | - Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn |
Thị Kính | - A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ | - A di đà Phật Một nén cũng biên Một đồng cũng kể | Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc |
Tiếng đế (người xem) | Mười tư, rằm! Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi! |
Từ đó ta thấy được:
- Thị Mầu: phóng khoáng, táo bạo, khác biệt với hình ảnh người phụ nữ truyền thống xưa
- Thị Kính: trầm ổn, dịu dàng, man mác buồn, hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật.
Gợi ý trả lời 2:
Nhân vật | Đối thoại | Độc thoại | Bàng thoại |
Thị Mầu | - Đây rồi nhé - Tên em ấy à? - Là Thị Mầu, con gái phú ông...Chưa chồng đấy nhá!. - Đưa chổi đây em quét rồi em nói chuyện này cho mà nghe! | - Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi! - Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ? | - Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn - Đẹp thì người ta khen chứ sao! - Nhà tao còn ối trâu! |
Thị Kính | - A di đà Phật! Chào cô lên chùa!. - Cô cho biết tên để tôi vào lòng sớ! - Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật. - Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người quở chết! | - Nam mô A di đà Phật!. - Khấn nguyện thập phương ...Quỷ thần soi xét! | - Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc ... Chứ có biết đâu mình cũng chỉ là... |
Tiếng đế (người xem) | - Mười tư, rằm! - Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi! - Mầu ơi mất bò rồi! - Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không? - Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi! |
Từ ngôn ngữ và giọng điệu trên cho thấy:
- Thị Mầu: táo bạo, phóng khoáng.
- Thị Kính: trầm lặng, e dè, nhẹ nhàng, mang đậm chất người con gái đã quy y cửa Phật.
Các câu hỏi khác trong bài
- Lời thoại của Thị Mầu cho thấy tình cảm, cảm xúc của nhân vật đã thay đổi như thế nào
- Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu và hạnh phúc
- Tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu
- Ứng xử của nhân vật Thị Kính thể hiện quan điểm gì của tác giả dân gian
Hướng dẫn soạn văn 10 Chân trời tại Doctailieu.com