Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân hậu - Đoàn kết

Xuất bản: 31/07/2019

Soạn bài Mở rộng vốn từ Nhân hậu - Đoàn kết lớp 4 trang 17 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 bao gồm các phần nội dung chính: Mở rộng vốn từ, các câu thành ngữ, tục ngữ về nhân hậu - đoàn kết, gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân hậu - Đoàn kết lớp 4 trang 17 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được Đọc tài liệu sưu tầm và biên soạn để chia sẻ chi tiết cho các em học sinh lớp 4. Mời quý thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo để cùng hiểu bài học của con và hướng dẫn con cách học tập nội dung này.

Soạn bài Mở rộng vốn từ Nhân hậu - Đoàn kết lớp 4 trang 17 SGK Tiếng Việt 4 tập 1


Kiến thức cần nhớ

1. Mở rộng vốn từ

- Một số từ ngữ thuộc chủ điểm nhân hậu: Lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung

- Một số từ thuộc chủ điểm đoàn kết: Cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở

- Nghĩa của từ nhân trong một số trường hợp:

+ Tiếng nhân có nghĩa là người: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài
+ Tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ

2. Các câu tục ngữ, thành ngữ thuộc chủ điểm nhân hậu – đoàn kết

- Ở hiền gặp lành
- Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Hiền như đất
- Lành như bụt

Gợi ý làm bài

Câu 1 (trang 17 sgk Tiếng Việt 4) : Tìm các từ ngữ :

a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại

b) Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương

c) Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại

d) Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ

Gợi ý trả lời

Đó là những từ:

a) Lòng thương người, lòng nhân ái, lòng vị tha, yêu thương, thương yêu, yêu mến, quý mến, độ lượng, bao dung, cảm thông, thương xót, chia sẻ,...

b) Tàn bạo, tàn ác, ác độc, thâm độc, độc địa, ...

c) Cưu mang, bảo bọc, che chở, nhường nhịn, cứu giúp, cứu trợ ,...

d) Hiếp đáp, ức hiếp, hành hạ, đánh đập, lây thịt đè người,...

Câu 2 (trang 17 sgk Tiếng Việt 4) : Cho các từ sau: nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân ái, nhân tài. Hãy cho biết:

a) Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là người.

b) Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người.

Gợi ý trả lời

Trong các từ đã cho tiếng nhân có nghĩa

a) Là người: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài

b) Là lòng thương người: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ

Câu 3 (trang 17 sgk Tiếng Việt 4) : Đặt câu với một số từ ở bài tập trên

Gợi ý trả lời

a) Bác Hồ có một lòng nhân ái bao la mà cả nhân loại đều khâm phục kính trọng.

b) Trong xóm em, ai cũng khen bà em là một người nhân từ độ lượng.

Câu 4 (trang 17 sgk Tiếng Việt 4) : Các tục ngữ dưới đây khuyên ta điều gì, chê điều gì?

Gợi ý trả lời

a) Khuyên người ta ăn ở hiền lành, nhân hậu, yêu thương mọi người. Bởi vì sống như thế ta sẽ thấy hạnh phúc và gặp nhiều điều tốt đẹp

b) Phê phán những người có tính xấu hay ghen tị, ghen ghét với hạnh phúc và thành công của người khác.

c) Khuyên người ta đoàn kết, bao bọc, yêu thương lẫn nhau. Đoàn kết tạo nên sức mạnh.

***

Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân đạo - Đoàn kết lớp 4 trang 17 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được Đọc tài liệu chia sẻ phía trên, hi vọng các em học sinh sẽ mở rộng được thêm vốn từ ngữ chủ đề ý nghĩa này và vận dụng vốn từ đó vào những bài viết, bài học hàng ngày.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM