Bạn muốn tìm tài liệu về Menđen và Di truyền học để ôn tập và bổ sung kiến thức? Thật tuyệt! Bạn không cần tìm nữa.
Ở bài viết này, Đọc Tài Liệu sẽ lần lượt tổng kết những kiến thức chính về bài Menđen và Di truyền học nằm trong chương trình học môn Sinh học 9. Qua những nội dung dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững lại những kiến thức quan trọng của bài học và từ đó hoàn thành tốt hơn câu hỏi bài tập hoặc bài kiểm tra, bài thi...
Cùng ôn tập...
Di truyền học
Phần nội dung dưới đây là những định nghĩa bạn cần nắm vừng về di truyền, biến dị..
Di truyền là gì?
Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố, mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
Biến dị là gì?
Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
Mối quan hệ giữa di truyền và biến dị?
Di truyền và biến dị là hai hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản.
- Di truyền học nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền - biến dị
- Di truyền học đề cập đến cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luận của hiện tượng di truyền - biến dị
- Di truyền học có vai trò quan trọng trong y học, đặc biệt có vai trò quan trọng trong y học, đặc biệt trong công nghệ sinh học.
Tìm hiểu thêm về di truyền học từ Wikipedia
Menđen người đặt nền móng cho di truyền học
Gregor Mendel (1822 - 1884) là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền.
Phương pháp độc đáo của Menđen được gọi là phương pháp phân tích các thế hệ lai, có nội dung cơ bản là
- - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyển riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
- - Dung toán thống kê để phân tích các số liệu thu được từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
Menđen đã thí nghiệm trên nhiều loại đối tượng nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là trên đậu Hà lan. Ông đã trồng khoảng 37000 cây, tiến hành lai 7 cặp tính trạng thuộc 22 giống đậu trong 8 năm liền, phân tích trên một vạn cây lai và khoảng 30000 hạt. Từ đó, rút ra các quy luận di truyền, đặt nền móng cho di truyền học.
Thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học
Thuật ngữ di truyền học
Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể (ví dụ: cây đậu có các tính trạng: thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt...)
Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng lọa tính trạng ( Ví dụ: hạt trơ và hạt nhăn, thân cao và thân thấp)
Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật (ví dụ nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa hoặc màu sắc hạt đậu)
Giống (hay dòng) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đống nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước
Kí hiệu di truyền học
P (parentes): Cặp bố mẹ xuất phát
X: Phép lai
G (gamete): Giao tử quy ước giao tử đực ( ♂ ) còn giap tử cái ( ♀ )
F (filia): thế hệ con quy ước là F₁ là thế hệ thứ nhất, con của P; F₂ là thế hệ thứ hai được sinh ra từ F₁ do sự tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa các F₁
Tổng kết
Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị, Di truyền học có vai trong quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho Khoa học chọn giống và y học, đặc biệt là trong Công nghệ sinh học hiện đại.
Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền từ thực hiện, đặt nền móng cho di truyền học.
// Trên đây là những kiến thức quan trọng của bài học Menđen và Di truyền học mà các bạn cần nắm vững. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập trang 7 qua các bài viết soạn sinh 9 bài 1 đã được chúng tôi biên soạn
Mong rằng Đọc Tài Liệu sẽ luôn là người bạn đồng hành, giúp các em học sinh học tốt hơn môn Sinh học lớp 9.