Lý thuyết Vai trò của các nguyên tố khoáng

Xuất bản: 13/02/2020 - Cập nhật: 17/02/2020 - Tác giả:

Tổng hợp lý thuyết Sinh 11 bài 4, kiến thức cần nhớ về vai trò của các nguyên tố khoáng giúp em học tốt môn Sinh lớp 11 phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Bạn đang tìm kiếm tài liệu tổng hợp lý thuyết Sinh 11 bài 4? Chúng tôi đem đến tài liệu tổng hợp lý thuyết vai trò của các nguyên tố khoáng  ở bài viết dưới đây, hy vọng sẽ là một tài liệu hữu ích cho quá trình học tập môn Sinh lớp 11 của bạn. Cùng tham khảo nhé!

Lý thuyết Sinh 11 bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng

Kiến thức cần nắm bài 4 Sinh 11: Vai trò của các nguyên tố khoáng

I. NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY

1. Định nghĩa

- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây là:

+ Những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

+ Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.

+ Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.

2. Phân loại

- Các nguyên tố khoáng là: Gồm 17 nguyên tố: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg,Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.

Trong đó:

+ Nguyên tố đại lượng gồm: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg.

+ Nguyên tố vi lượng gồm: , Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.

3. Dấu hiệu nhận biết cây thiếu dinh dưỡng

- Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện bằng những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá hoặc lá bị biến dạng:

+ Thiếu đạm (N): lá vàng nhạt, cây cằn cỗi

+ Thiếu lân (P): lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.

+ Thiếu Kali: ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây.

+ Thiếu Ca: ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo.

Lý thuyết Vai trò của các nguyên tố khoáng ảnh 1

Hình 1. Dấu hiệu thiếu dinh dưỡng ở cây

II. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY

Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cây trồng:

- Tham gia vào thành phần các chất cấu tạo nên chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và các cơ quan.

- Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất, các hoạt động sinh lý trong cây

+ Thay đổi các đặc tính lý hóa của chất keo nguyên sinh

+ Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất

+ Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây

- Tăng tính chống chịu cho cây trồng đối với các điều kiện bất lợi của môi trường

Bảng 4: Khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu

Các nguyên tốDạng mà cây hấp thụVai trò trong cơ thể thực vậtTriệu chứng bệnh
Nito\(NH₄^{+} \)- và \(NO₃^{-} \)Thành phần của protein, axit nucleic- Thiếu- lá chuyển màu vàng, nhỏ 
- Thừa - dễ lốp đổ, thừa N trong sản phẩm cây trồng gây hại tới sức khỏe con người
Photpho\(H₂PO₄^{-} \) và \(PO₄^{-} \)Thành phần của axit nucleic, ATP, coenzimThiếu - lá cây xanh đậm sang màu vàng, từ các lá phía dưới, và từ mép lá vào. Lá nhỏ hẹp, màu lục rồi chuyền màu huyết dụ.
Kali\(K^{+}\)Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng- Thiếu - lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo rũ và khô. Thiếu nặng lá bị cháy từ chóp lá và mép lá vào, xuất hiện ở các lá già trước.
Canxi\(Ca^{2+} \)Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim
- Thiếu - đinh sinh trưởng, chóp rễ bị ức chế do các mô phân sinh ngừng phân chia. Lá non bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém phát triển, ngắn, enzim
Magie\(Mg^{2+}\)Thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim- Thiếu - chậm ra hoa, cây bị vàng, các gân lá còn xanh trong khi thịt lá đã biến vàng. Xuất hiện các mô hoại tử từ các lá phía dưới lên lá non
Lưu huỳnh\(SO₄^{2+}\)Thành phần của protein- Thiếu - vàng lá xuất hiện ở các lá non trước, gân lá chuyển vàng trong khi thịt lá vẫn xanh, sau đó mới chuyển vàng
Sắt\(Fe^{2+}\)\(Fe^{3+}\)Thành phần của xitocrom, ổng hợp diệp lục, hoạt hóa enzimThiếu - chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở thịt lá, gân lá vẫn xanh Xuất hiện ở các lá non, sau đến lá già
Mangan\(Mn^{2+}\)hoạt hóa nhiều enzimThiếu - gân lá và mạch dẫn biển vàng, toàn bộ lá màu xanh sáng, sau xuất hiện các đốm vàng ở thịt lá và thành các vết hoại tử trên lá => gây khô và chết lá
Bo\(B₄O₇^{2-}\)

Liên quan đến hoạt động của mô phân sinh

Thiếu - chồi ngọn, đinh sinh trưởng bị chết, các chồi bên cũng thui dần,hoa không hình thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém
Clo\(Cl^{-}\)Quang phân li nước và cân bằng ion- Thiếu - héo ngọn lá, toàn lá bị mất mầu và chết, lá thường có màu đồng sáng. Rễ bị ngắn, dày lên phía đầu rễ
Kẽm\(Zn^{2+}\)Liên quan đến quang phân li nước và hoạt hóa enzimThiếu - lá cuộn tròn, gân lá có đốm vằn, lá dày, cuồng lá ngắn, nhỏ và xoăn và biến dạng.
Đồng\(Cu^{2+}\)Hoạt hóa enzim- Thiếu - có hiện tượng chảy gôm, kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả
Molipden\(MoO₄^{2+}\)Cần cho sự trao đổi nitoThiếu - ức chế dinh dưỡng đạm của cây trồng nói chung
Niken\(Ni^{2+}\)Thành phần của enzim ureaza- Thiếu - cây tích lũy ure trong lá dẫn đến làm chết các ngọn lá

III. NGUỒN CUNG CẤP CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG CHO CÂY

1. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây

- Muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc dạng hoà tan (dạng ion).

+ Dạng hòa tan (ion): cây hấp thụ được

+ Dạng không hòa tan: Cây không hấp thụ được, phải chuyển háo thành dạng hòa tan nhờ vào cấu trúc đất (hàm lượng nước, độ thoáng, độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật)

- Sự chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan thành dạng hòa tan chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như hàm lượng nước, độ thoáng, độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật đất. Các yếu tố này lại chịu ảnh hưởng của cấu trúc đất.

2. Phân bón cho cây trồng

- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

→ Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp.

Lý thuyết Vai trò của các nguyên tố khoáng ảnh 2

Xem thêm hướng dẫn soạn Sinh 11 bài 4 chi tiết

Một số bài trắc nghiệm về vai trò của các nguyên tố khoáng

Câu 1. Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong

A. chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.

B. chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.

C. dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê.

D. dung dịch dinh dưỡng có magiê.

Câu 2. Khi làm thí nghiệm trộng cây trong chậu đất nhưng thiếu một nguyên tố khoáng thì triệu chứng thiếu hụt khoáng thường xảy ra trước tiên ở nhưng lá già. Nguyên tố khoáng đó là

A. nitơ.

B. canxi.

C. sắt.

D. lưu huỳnh.

Câu 3. Vai trò của phôtpho trong cơ thể thực vật:

A. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.

B. Là thành phần của protein, axit nucleic.

C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt họa enzim, mở khí khổng.

D. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

Câu 4. Vai trò chủ yếu của magie trong cơ thể thực vật :

A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.

B. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim ; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.

D. Là thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim.

Đáp án:

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: D

Câu 4: D

Xem thêm:

-----------------------

Trên đây là tổng hợp lý thuyết Vai trò của các nguyên tố khoáng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích cho các em học sinh. Ngoài ra đừng quên xem thêm những kiến thức khác trong phần Soạn Sinh 11 được cập nhật liên tục tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM