Lý thuyết Tuần hoàn máu (tiếp theo)

Xuất bản: 21/02/2020

Tài liệu tổng hợp lý thuyết Sinh 11 bài 19, kiến thức cần nắm về tuần hoàn máu (tiếp theo) giúp em học tốt môn Sinh lớp 11 phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Bạn đang tìm kiếm tài liệu tổng hợp kiến thức về tuần hoàn máu? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Đọc tài liệu với những lý thuyết tuần hoàn máu (tiếp theo) cùng một số bài trắc nghiệm Sinh 11 bài 19 thường gặp về phần kiến thức này. Đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích cho học sinh và đồng thời giúp các thầy cô có thêm tài liệu hay phục vụ việc dạy học.

Cùng tham khảo nhé!

Lý thuyết Sinh 11 bài 19 Tuần hoàn máu (tiếp theo) ảnh 1

Kiến thức cần nắm bài 19 Sinh 11: Tuần hoàn máu (tiếp theo)

I. Hoạt động của tim

1. Tính tự động của tim

- Tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ôxi và nhiệt độ thích hợp. Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim được gọi là tính tự động của tim.

- Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.

Lý thuyết Sinh 11 bài 19 Tuần hoàn máu (tiếp theo) ảnh 2

- Hoạt động của hệ dẫn truyền tim

Nút xoang nhĩ phát xung điện lan ra khắp tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.

2. Chu kì hoạt động của tim

- Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung.

- Chu kì tim diễn ra : Tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm thất co đẩy máu vào động mạch chủ và động mạch phổi.

- Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 giây. Trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây; tâm thất co 0,3 giây; thời gian dãn chung là 0,4 giây.

- Vì mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây nên trong một phút có khoảng 75 chu kì tim, nghĩa là nhịp tim là 75 lần/phút.

Lý thuyết Sinh 11 bài 19 Tuần hoàn máu (tiếp theo) ảnh 3

- Nhịp tim của các loài động vật là khác nhau

Bảng: Nhịp tim của thú

Động vậtNhịp tim/phút
Voi25 - 40
Trâu40 - 50
50 - 70
Lợn60 - 90
Mèo110 - 130
Chuột720 - 780

Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Động vật có khối lượng càng nhỏ thì nhịp tim càng nhanh và ngược lại.

II. Hoạt động của hệ mạch

1. Cấu trúc của hệ mạch

- Hệ mạch gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.

+ Hệ thống động mạch : động mạch chủ, tiếp đến là các động mạch có đường kính nhỏ dần và cuối cùng là tiểu động mạch.

+ Hệ thống tĩnh mạch bắt đầu từ tiểu tĩnh mạch, tiếp đến là các tĩnh mạch có đường kính lớn dần và cuối cùng là tĩnh mạch chủ.

+ Hệ thống mao mạch nối giữa tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch.

Lý thuyết Sinh 11 bài 19 Tuần hoàn máu (tiếp theo) ảnh 4

2. Huyết áp

- Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.

- Do tim bơm máu vào động mạch từng đợt nên tạo ra huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co) và huyết áp tâm trương (ứng với lúc tim dãn). Ở người, huyết áp tâm thu bằng khoảng 110 – 120mmHg và huyết áp tâm trương bằng khoảng 70 – 80mmHg.

- Huyết áp động mạch của người được đo ở cánh tay; huyết áp của trâu, bò, ngựa được đo ở đuôi.

- Những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp.

- Trong suốt chiều dài của hệ mạch (từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch) có sự biến động về huyết áp.

Lý thuyết Sinh 11 bài 19 Tuần hoàn máu (tiếp theo) ảnh 4

Bảng: Biến động huyết áp trong hệ mạch của người trưởng thành

Loại mạchĐộng mạch chủĐộng mạch lớnTiểu động mạchMao mạchTiểu tĩnh mạchTĩnh mạch chủ
Huyết áp (mmHg)120 - 140110 - 12540 - 6020 - 4010 - 15≈0

3. Vận tốc máu

- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây. Ví dụ, tốc độ máu chảy trong động mạch chủ bằng khoảng 500mm/s, trong mao mạch bằng khoảng 0,5mm/s, trong tĩnh mạch chủ bằng khoảng 200mm/s.

- Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Ở người, tiết diện của động mạch chủ bằng khoảng 5 – 6cm2, tốc độ máu ở đây bằng khoảng 500mm/s. Tổng tiết diện của mao mạch bằng khoảng 6000cm2 nên tốc độ máu giảm chỉ còn khoảng 0,5mm/s.

Lý thuyết Sinh 11 bài 19 Tuần hoàn máu (tiếp theo) ảnh 6

>>> Xem thêm hướng dẫn soạn Sinh 11 bài 19 chi tiết

Một số bài tập trắc nghiệm về Tuần hoàn máu

Câu 1. Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài

A. 0,1 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây

B. 0,8 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây

C. 0,12 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây

D. 0,6 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây

Câu 2. Điều không đúng về sự khác nhau giữa hoạt động của cơ tim với cơ vân là

A. Theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”

B. Tự động

C. Theo chu kỳ

D. Cần năng lượng

Câu 3. Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự:

A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co

B. Nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co

C. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His → các tâm nhĩ, tâm thất co

D. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co

Câu 4.Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì

A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch

B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch

C. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch

D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch

Câu 5. Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây?

1. Lực co tim

2. Nhịp tim

3. Độ quánh của máu

4. Khối lượng máu

5. Số lượng hồng cầu

6. Sự dàn hổi của mạch máu

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3), (4) và (5)

B. (1), (2), (3), (4) và (6)

C. (2), (3), (4), (5) và (6)

D. (1), (2), (3), (5) và (6)

Câu 6. Ở người trưởng thành, nhịp tim thường vào khoảng

A. 95 lần/phút                                                               B. 85 lần/phút

C. 75 lần/phút                                                               D. 65 lần/phút

Đáp án:

Câu 1: B

Câu 2: D

Câu 3: A

Câu 4: B

Câu 5: B

Câu 6: C

Xem thêm:

--------------------------

Trên đây là tổng hợp lý thuyết Tuần hoàn máu (tiếp theo). Hy vọng đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích cho các em học sinh. Ngoài ra đừng quên xem thêm những kiến thức khác trong phần Soạn Sinh 11 được cập nhật liên tục tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM