Sử 9 bài 29: Việt Nam từ năm 1965 đến 1973

Xuất bản: 26/05/2020 - Cập nhật: 27/05/2020 - Tác giả:

Kiến thức lý thuyết lịch sử 9 bài 29 cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)

Lý thuyết sử 9 bài 29

Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)

Chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam

Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.

Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ liên tuc mở các cuộc hành quân "tìm diệt" vào căn cứ Quân giải phòng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi), hai cuộc phản công mùa khô (đông - xuân 1965 - 1966) và (đông - xuân 1966 - 1967) bằng các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định"

Nhân dân ta đã chiến đấu chống "Chiến tranh cục bộ" với ý chí "quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược", mở đầu là thắng lợi ở Vạn Tường - Quảng Ngãi (8-1965). Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cho cao trào "tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam, thắng lợi này đã chứng minh khả năng ta có thể đánh thắng Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ".

luoc do tran van tuong (8-1965)
Lược đồ trận Vạn Tường (8-1965)

Quân dân miền Nam đã đánh bại các cuộc hành quân càn quét lớn của Mĩ trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967.

Ở hầu khắp các vùng nông thôn và thành thị, quần chúng cũng vùng lên đấu tranh mạnh mẽ. Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận giả phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa to lớn,làm lung lau ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh câm lược (tức thừa nhận thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ"), chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh

Câu hỏi ôn tập: 

Miền Bắc 1965 - 1968

Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất

Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc

+ Ngày 5/8/1964, sau khi dựng lên "sự kiến Vịnh Bắc Bộ", Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc

+ Đến ngày 7/2/1965, lấy cớ "trả đũa" việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mĩ ở Plâyku, Mĩ ném bom thị xã Đồng Hới (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Vĩnh Linh - Quảng Trị), chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc (lần thứ nhất).

Tự vệ vùng mỏ Quảng Ninh phối hợp chiến đấu với bộ đội bắn máy bay Mĩ

Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất

+ Miền Bắc chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào đắp công sự....Trên toàn miền Bắc dấy lên phong trào thi đua chống Mĩ, cứu nước.

+ Trên mặt trận sản xuất , miền Bắc cũng lập được những thành tích quan trọng.

  • Nông nghiêp: diện tích canh tác được mở ộng, nâng suất lao động không ngững tăng
  • Công nghiệp: kịp thời sơ tán và ổn đính ản xuất, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
  • Giao thông vận tải: vẫn đảm bảo được sự thông suốt, đáp ứng yêu cầu phục vụ chiến đấu, sản xuất và tiêu dùng của nhân dân

Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn.

+ Vì miên Nam ruột thịt, miền Bắc phấn đấu "mỗi người làm việc bằng hai". Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại "thóc không thiếu một cân, quân không thiết một người".

+ Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển bắt đầu khai thông từ tháng 5/1959 đã nối liền hậu phương với tiền tuyến.

+ Trong 4 năm từ 1965 - 1968, miền Bắc đã đưa và miền Nam hơn 30 cán bộ, bộ đội và hàng chục tấn vũ khí, đạn dược phục vụ cho miền Nam đánh Mĩ.

Câu hỏi ôn tập

Những thửa rộng vì miền Nam của dông dân xã Hòa lạc
Những thửa rộng vì miền Nam của dông dân xã Hòa lạc (Kim Sơn - Ninh Bình)

    Chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh của Mĩ 1969-1973

    Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh: và "Đông Dương hóa chiến tranh của Mĩ".

    + Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh: ở miền Nam và lan rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện "Đông Dương hóa chiến tranh"

    + Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp và hỏa lực và không quân Mĩ và do cố vấn Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quan sự. Quân đội Sài Gòn được Mĩ sử dụng như là lực lượng xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia năm 1970, Lào năm 1971, thực hiện âm mưu "Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương".

    + Ngày 6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Công hòa miền Nam Việt Nam ra đời, là thắng lợi chính trị mở đầu giai đoạn chống chiến lược "Việc Nam hóa chiến tranh"

    + Trong hai ngày 24 và 25/4/1970, Hội nghị cấp cap ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia họp để biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu, chống đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

    + Từ ngày 30/4 đến 30/6/1970, quan đội Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đã đạp tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.

    + Từ ngày 12/2 đến 23/3/1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đạp tan cuộc hành quân mang tên "Lam Sơn 719" của 4,5 quân Mĩ và quân Sài Gòn nhằm chiếm giữ Đường 9 - Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.

    + Ở khắp các thành thị, phong trào đấu tranh của các tần lớp nhân dân diễn ra liên tục. Tại các vùng nông thông, đồng bằng, rừng núi, ven thị đều có phong trao của quần chúng nổi dậy chống "bình định" phá "ấp chiến lược" của địch.

    tai hoi nghi cap cao ba nuoc dong duong (1970)
    Tại Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương (1970). Từ trái sang phải: Các vị Xihanúc, Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Văn Đồng, Xuphanuvông. (Ảnh: Bảng tàng lịch sử Việt Nam)

    Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972

    + Từ 30/3/1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu.

    + Đến cuối tháng 6/1972, quân ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn tên địch

    + Cuộc Tiến công chiến lược 1972 đã buộc Mĩ phải "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược, tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược "việt Nam hóa chiến tranh"

    Câu hỏi ôn tập

    so do tien cong chien luoc mua he nam 1972
    Sơ đồ tiến công chiến lược mùa hè năm 1972. Ảnh: baotanglichsu.vn

    Miền Bắc 1969 - 1973

    Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoạt lần thứ hai của Mĩ

    Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa

    • Nông nghiệp: ta có chủ trương khuyến khích sản xuất, chăn nuôi được đưa lên ngành chính.
    • Công nghiệp: các cơ sở công nghiệp bị tàn phá trong chiến tranh đã nhanh chóng khôi phuc, nhiều công trình đang làm dở được ưu tiên đầu tư xây dựng tiếp.
    • Giao thông vận tải: nhanh chóng được khôi phục, đản bảo giao thông thông suốt
    • Văn hóa, giáo dục, y tế: cũng nhanh chóng được khôi phục và phát triển.

    Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương.

    • Ngày 6/4/1972, Mĩ tuyên bố chính thức tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai
    • Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 và Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đem cuối tháng 12 - 1972. Quân và dân miền Bắc đã làm nên trận "Diện Biên Phủ trên không". đây là trận thắng quyết định của ta, buộc Mic phải trở lại Hội nghị Pari và kí Hiệp định Pari (27/1/1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

    Câu hỏi ôn tậpQuân dân miền Bắc đã giành được những thắng lợi gì trong trận chiến đấu chống cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 cuối năm 1972 của Mĩ?

    Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam

    - Mĩ thất bại trong cuộc tập kích không quan bằng máy bay B52 và buộc phải trở lại kí dự thảo Hiệp định Pari do ta đưa ra trước đó.

    - Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27/1/1973, nội dung bao gồm các điều khoản cơ bản sau:

    • Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
    • Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì căm kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
    • Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp và công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam
    • Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do

    - Với Hiệp định Pari, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước. Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo cơ sở thuận lợi để ta giải phòng hoàn toàn miền Nam.

    Câu hỏi ôn tập

    • 1. Hiệp đinh Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết trong hoàn cảnh như thế nào?
    • 2. Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định

    Xem đáp án tham khảo qua bài hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận trang 154 SGK Lịch sử 9

    Trên đây là những kiến thức lý thuyết lịch sử 9 bài 29 được biên soạn với mong muốn giúp các em ôn tập tốt hơn và luôn đạt được kết quả cao khi học môn Lịch sử lớp 9.

    Bài tiếp theo: lý thuyết lịch sử 9 bài 30 hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975).

    Câu hỏi ôn tập kiến thức Lịch sử 9 bài 29

    Hướng dẫn soạn sử 9 bài 29

    Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập trang 154 sách giáo khoa lịch sử 9:

    Bài 1 trang 154 SGK Lịch sử 9

    Câu hỏi

    Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?

    Trả lời

    Giống nhau:

    • Đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nằm trong chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mĩ.
    • Đều nhằm mục tiêu tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

    Khác nhau:

    Tiêu chíChiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968)Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973)
    Lực lượngQuân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài GònQuân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần Mĩ và do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.
    Quy môToàn Việt NamToàn Việt Nam, mở rộng ra toàn Đông Dương
    Âm mưuNhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực, hỏa lực, áp đảo quân chủ lực của ta bằng “tìm diệt”, giành thế chủ động trên chiến trường “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”
    Thủ đoạn cơ bảnMở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”Quân Mĩ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, tận dụng xương máu của người Việt.Dùng quân đội Sài Gòn mở các cuộc xâm lược Cam-pu-chia, Lào.

    Bài 2 trang 154 SGK Lịch sử 9

    Câu hỏi

    Đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia từ năm 1969 đến năm 1973? Kết quả ra sao?

    Trả lời

    Thủ đoạn:

    • Sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Cam-pu-chia (1970), Lào (1971).
    • Thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

    Kết quả:

    • Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia tổ chức ngày 24 và 25-4-1970 biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
    • Ngày 30-4 đến 30-6-1970, liên quân Viêt Nam – Cam-pu-chia đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.
    • Từ 12-2 đến 23-3-1971, liên quân Việt – Lào đập tân cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn – 719” của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.

    Bài 3 trang 154 SGK Lịch sử 9

    Câu hỏi

    Lập bẳng niên đại và sự kiện về thắng lowijchung của nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia trên các mặt trận quân sự và chính trị từ năm 1969 đến năm 1973.

    Trả lời

    Mặt trậnThời gianSự kiện
    Chính trịNgày 24, 25 - 4 - 1970Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia họp để biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu, chống đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
    Quân sựNgày 30 - 4 đến ngày 30 - 6 - 1970Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia, đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng vùng đất đai rộng lớn với 4,5 triệu dân.
    Ngày 12 - 2 đến ngày 23 - 3 - 1971Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào, đập tan cuộc hành quân "Lam Sơn - 719", quét sạch 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn khỏi đường 9 - Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.

    Câu hỏi kiến thức sử 9 bài 29 thường gặp

    Câu 1

    Câu hỏi: Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng nhất trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam?

    Trả lời: Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng nhất trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam là Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.

    Câu 2

    Câu hỏi: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, được sử dụng theo công thức nào?

    Trả lời: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, được sử dụng theo công thức cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ + quân đồng minh + quân Ngụy + trang thiết bị hiện đại của Mĩ.

    Câu 3

    Câu hỏi: Điểm khác nhau cơ bản giữa “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

    Trả lời: Điểm khác nhau cơ bản giữa “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” là sử dụng lực lượng quân Viễn chinh Mĩ, quân đồng minh và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc

    Câu 4

    Câu hỏi: Trong cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966) của Mĩ nhằm vào hướng chính nào?

    Trả lời: Trong cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966) của Mĩ nhằm vào Khu V và miền Đông Nam Bộ là hướng chính.

    Câu 5

    Câu hỏi: Khi miền Bắc chuyển từ thời bình sang thời chiến, cách mạng miền Bắc thực hiện nhiệm vụ chiến lược gì?

    Trả lời: Khi miền Bắc chuyển từ thời bình sang thời chiến, cách mạng miền Bắc thực hiện nhiệm vụ chiến lược vừa chiến đấu, vừa sản xuất.

    Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
    Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
    Hủy

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM