Sử 9 bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945

Xuất bản: 29/05/2020 - Cập nhật: 02/06/2020 - Tác giả:

Lý thuyết lịch sử 9 bài 21 Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 giúp các bạn nắm vững các kiến thức trọng tâm bài 21 sử 9

Lý thuyết sử 9 bài 21

VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 - 1945

   Pháp đầu háng và cấu kết ngày thêm chặt chẽ với Nhật ở Việt Nam. Đời sống nhân dân dưới hai tầng áp bức, bóc lột Nhật - Pháp vô cùng cực khổ, điều đứng. Trong bối cảnh đó, ba cuộc nổi dậy đầu tiên ở Bắc Sơn, Nam Kì và Đông Lương bùng nổ, báo trước cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Tình hình thế giới và Đông Dương

- Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Tháng 6/1940, Đức kéo vào nước Pháp. Pháp đầu hàng phát xít Đức. Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc, tiến sát biên giới Việt - Trung.

- Tháng 9/1940, Nhật tiến vào nước ta, Nhật lấn bước để biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng. Ngày 23/7/1941, Pháp và Nhật kí Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương, bắt tay cùng cai trj nhân dân Đông Dương.

- Chính sách cai trị của Nhật - Pháp

  • Pháp thi hành chính sách "kinh tế chỉ huy", tăng các loạt thuế
  • Nhật thu mua lương thực với giá rẻ, nhổ lúa trồng đay

➔ Đời sống nhân dân cực khổ, điêu đứng, làm cho khoảng 2 triệu người chết đói.

Câu hỏi ôn tập:

  • 1. Tình hình Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì đáng chú ý?
  • 2.  Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?

Tham khảo đáp án ở bài viết hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận trang 82 SGK Lịch sử 9.

Những cuộc nổi dậy đầu tiên

- Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/8/1940): quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp trên đường thua chạy đã rút qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó Đảng bộ Bắc sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu trang, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng (27/9/1940). Đội du kích Bắc Sơn được thành lập.

- Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940)

+ Bất bình vì Pháp đã bắt lính Việt Nam ra trận chết thay cho chúng, Đảng bộ Nam Kì quyết định khởi nghĩa tuy chưa có sự đồng ý của Trung ương Đảng.

+ Đêm 22 rạng sáng 23/11/1940, khởi nghĩa nổ ra ở hầu khắp Nam Kì, Chính quyền cách mạng được thành lập, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện.

- Binh biến Đô Lương (13/1/1941)

+ Tại Nghệ An, binh lính người Việt hết sức bất bình vì bị bắt sang Làm làm bia đỡ đạn cho quân Pháp.

+ Dưới sự chỉ huy của Đội Cung, binh lính đồn Chợ Rạng đã nổi dậy...

+ Nhưng kế hoạch không thực hiện được, Đội Cung bị Pháp bắt.

Ý nghĩa: Các cuộc khởi nghĩa này đã để lại những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.

Câu hỏi ôn tập

Hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương đã diễn ra như thế nào?

Trên đây là những kiến thức lý thuyết lịch sử 9 bài 21 được biên soạn giúp các em ôn tập tốt hơn và đạt được kết quả cao khi học môn Lịch sử lớp 9. Các em có thể xem lý thuyết lịch sử 9 bài 22 cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 hoặc tiếp tục ôn tập với những nội dung tiêp theo của bài viết này.

Câu hỏi ôn tập kiến thức Lịch sử 9 bài 21

Hướng dẫn soạn sử 9 bài 21

Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập trang 86 sách giáo khoa:

Bài 1 trang 86 Sử 9

Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương.

Trả lời

a) Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)

Nguyên nhân:

– Ngày 22/9/1940, Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp thua và rút lui qua Châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ địa phương đã lãnh đạo nhân dân Bắc Sơn khởi nghĩa.

Ý nghĩa:

  • Để lại nhiều bài học về khởi nghĩa vũ trang cho Đảng, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.
  • Trong cuộc khởi nghĩa, đội du kích Bắc Sơn được thành lập – Đây là lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của ta.

b) Khởi nghĩa Nam kỳ (23/ 11/ 1940)

Nguyên nhân:

  • Lợi dụng lúc Pháp suy yếu, Nhật xúi giục, giúp đỡ quân Xiêm (Thái Lan) khiêu khích và gây xung đột dọc biên giới Lào – Cam-pu-chia.
  • Pháp đã bắt binh lính Việt Nam ra trận chết thay cho chúng, nhân dân Nam Kì rất bất bình.

Ý nghĩa:

  • Chứng tỏ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân Nam Bộ.
  • Giáng đòn phủ đầu vào thực dân Pháp, cảnh cáo phát xít Nhật.

c) Cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941)

Nguyên nhân:

– Pháp bắt binh lính người Việt ở Nghệ An sang Lào đánh nhau với quân Xiêm.

Ý nghĩa:

Thể hiện tinh thần yêu nước của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp .

Ý nghĩa và bài học của ba cuộc khởi nghĩa :

  • Nêu cao tinh thần anh dũng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
  • Đó là tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương.
  • Để lại cho Đảng những bài học kinh nghiệm quý báu về chuẩn bị lực lượng và xác định thời cơ cách mạng, phục vụ cho việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Bài 2 trang 86 Sử 9

Sưu tầm một số thơ ca tố cáo tội ác của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật đối với nhân dân ta thời kì này.

Trả lời:

  • Tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
  • Tác phẩm “Chuyện cũ Hà Nội” – Tô Hoài.
  • Bài thơ “Đói” của Bàng Bá Lân.

Câu hỏi kiến thức sử 9 bài 21 thường gặp

Câu 1

Mục đích của Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là gì?

Trả lời

Mục đích của Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh.

Câu 2

Điểm giống nhau về ý nghĩa của 3 sự kiện: Khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương là gì?

Trả lời

Điểm giống nhau về ý nghĩa của 3 sự kiện: Khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương là giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh cáo phát xít Nhật, là những phát súng đầu tiên báo hiệu một cao trào cách mạng mới.

Câu 3

Nguyên nhân chung làm cho ba cuộc khỏi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương thất bại là gì?

Trả lời

Nguyên nhân chung làm cho ba cuộc khỏi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương thất bại là do kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức, chuẩn bị đầy đủ, thời cơ chưa chín muồi.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM