Sử 9 bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939

Xuất bản: 29/05/2020 - Cập nhật: 02/06/2020 - Tác giả:

Lý thuyết lịch sử 9 bài 20 cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939 giúp các bạn nắm vữngkiến thức trọng tâm bài 20 sử 9

Lý thuyết sử 9 bài 20

CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936 - 1939

Tình hình thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong những năm 1936 - 1939. Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ cùng cuộc vận động dân chủ đang trên đà phát triển đã ảnh hướng tích cực đến cách mạng Việt Nam

Tình hình thế giới và trong nước

- Thế giới

+ Chủ nghĩa phát xít xuất hiện đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an nình thế giới.

+ Tại Đại hội lần thứ VII (tháng 7 năm 1935), Quốc tế Cộng sản xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít và đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước.

+ Năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp thằng cử và Nghị viện và lên cầm quyền đã áp dụng một số chính sách tự do dân chủ cho nhân dân thuộc địa trong đó có Việt Nam.

- Trong nước

+ Đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn.

+ Bọn cầm quyền Pháp ở Đông Dương tiếp tục thi hành chính sách vơ vét, bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

Câu hỏi ôn tập: Tình hình thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào trong những năm 1936 – 1939?

Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do dân, chủ

- Tại Hộ nghị tháng 7/1936, Đảng quyết định thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương ( đến tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương) đồng thời xác định hình thức đấu tranh trong giai đoạn này là sử dụng tiệt để khả năng hợp pháp và nữa hợp pháp, công khai và nửa công khai nhằm đòi tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình.

- Một số phong trào tiêu biểu: Phong trào Đông Dương, Đại hộp, đón phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới xứ Đông Dương, mít tinh tại khu Đấu Xảo (Hà Nội), xuất bản báo chí, đấu tranh nghị trường...

- Từ cuối năm 1938, do sự khủng bố của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháo phong trong đấu tranh công khai thu hẹp dần và đến tháng 9/1939 thì chấm dứt.


Cuộc mít tinh ở Khu Đấu xảo (Hà Nội)

Ôn tập kiến thức: Những sự kiện tiêu biểu trong cao trào dân chủ 1936 -1939

Ý nghĩa của phong trào

- Là một cao trào cách mạng dân tộc và dân chủ rộng lớn, góp phần nâng cao trình độ chính trị của cán bộ cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mắc - Lênin, xây dựng đội quân chính trị quần chúng gồm hàng triệu người.

- Là cuộc tập dượt lần thứ hai chuyển bị cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám.

Câu hỏi ôn tập: Cuộc vận động dân chủ 1936 -1939 đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng nước ta như thế nào?

Trên đây là những kiến thức lý thuyết lịch sử 9 bài 20 được biên soạn giúp các em ôn tập tốt hơn và đạt được kết quả cao khi học môn Lịch sử lớp 9. Các em có thể xem lý thuyết lịch sử 9 bài 21 những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) hoặc tiếp tục ôn tập với những nội dung tiêp theo của bài viết này.

Câu hỏi ôn tập kiến thức Lịch sử 9 bài 20

Hướng dẫn soạn sử 9 bài 20

Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập trang 80 sách giáo khoa Sử 9:

Bài 1 trang 80 Sử 9

Cao trào dân chủ 1936 -1939 đã chuẩn bị những gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Trả lời

– Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ đảng viên.

– Qua cao trào quần chúng nhân dân được tập dượt đấu tranh.

– Chủ nghĩa Mác-Lê-nin được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng.

– Đội quân chính trị hùng hậu được tập hơp trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

– Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Bài 2 trang 80 Sử 9

Đường lối lãnh đạo của Đảng và hình thức đấu tranh trong giai đoạn 1936 – 1939 có gì khác so với giai đoạn 1930 -1931?

Trả lời

Trả lời Bài 2 trang 80 Sử 9

Câu hỏi kiến thức sử 9 bài 20 thường gặp

Câu 1: Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII ( 7/1935) xác định kẻ thù trước mắt nguy hiểm của nhân dân thế giới là gì?

Trả lời

Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII ( 7/1935) xác định kẻ thù trước mắt nguy hiểm của nhân dân thế giới là chủ nghĩa thực dân mới.

Câu 2: Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương thời kỳ 1936-1939 là gì?

Trả lời

Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương thời kỳ 1936-1939 là chống phát xít, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình.

Câu 3: Ngay từ năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là gì?

Trả lời

Ngay từ năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 4: Đến tháng 3/1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là gì?

Trả lời

Đến tháng 3/1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương.

Câu 5: Khẩu hiệu đấu tranh của thòi kỳ cách mạng 1936-1939 là gì?

Trả lời

Khẩu hiệu đấu tranh của thòi kỳ cách mạng 1936-1939 là “Chống phát xít chong chiến tranh đế quốc chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình”.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM