Sử 9 bài 19: Việt Nam từ 1930 đến 1935

Xuất bản: 01/06/2020 - Cập nhật: 02/06/2020 - Tác giả:

Lý thuyết lịch sử 9 bài 19 phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 giúp các bạn nắm vững kiến thức trọng tâm bài 19 sử 9

Lý thuyết sử 9 bài 21

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1935

   Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh bùng nổ và bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Nhưng phong trào cách mạng nhanh chóng được phục hồi, chuẩn bị cho cao trào mới.

Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới

- Kinh tế Việt Nam chịu những hậu quả nặng nề: nông nghiệp, công nghiệp bị suy sụp, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ, xuất nhập khẩu đình đốn.

- Xã hội: Đời sống của tất cả các tầng lớp, giai cấp đều khó khăn, đặc biệt là công nhân và nông dân

- Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách đàn áp, khủng bố của Pháp làm cho tình thần cách mạng của nhân dân ta càng lên cao.

Câu hỏi ôn tậpCuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao?

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh.

- Từ tháng 2/1930, phong trào đấu tranh cảu công nhân, nông dân nổ ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Phong trào đặc biệt mạnh mẽ từ tháng 5, nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930.

- Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất. Tháng 9/1930 phong trào công - nông đã phát triển tới đỉnh cao. Khẩu hiệu đấu tranh chinh trọ được kết hợp với khẩu hiệu kinh tế. Đấu tranh diễn ra với nhiều hình thức như tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ...

- Bộ máy chính quyền địch ở nhiều địa phương bị tan rã, các Xô viết được thành lập ở một số huyện thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ đem lại quyền lợi cho nhân dân.

- Hoảng sợ trước phong trào của quần chúng, thức dân Pháp ra sức đàn áp phong trào đồng thời sử dụng những thủ đoạn chia rẽ. dụ dỗ, mua chuộc. Kết quả , các Xô viết lần lượt tan rã.

- Mặc dù bị dập tắt trong máu lửa, phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đã chứng tỏ tinh thân oanh liệt và năng lục cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam, có ý nghĩa lịch sử to lớn trong phong trào cách mạng Việt Nam.

- Từ cuối năm 1931, cách mạng nước ta bước và thời kì vô cùng khó khăn.

- Từ cuối năm 1934 đầu năm 1935, hệ thống tổ chức Đảng ở trong nước nói chung đã được phục hồi.

- Tháng 3 năm 1935 Đại hội lần thứ nhất chuẩn bị cho một cao trào cách mạng mới.

Câu hỏi ôn tập

Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930-1931)
Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930-1931)

Trên đây là những kiến thức lý thuyết lịch sử 9 bài 19 được biên soạn giúp các em ôn tập tốt hơn và đạt được kết quả cao khi học môn Lịch sử lớp 9. Các em có thể xem lý thuyết sử 9 bài 20 cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939 hoặc tiếp tục ôn tập với những nội dung tiêp theo của bài viết này.

Câu hỏi ôn tập lý thuyết sử 9 bài 19

Hướng dẫn soạn sử 9 bài 19

Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập trang 76 SGK sử 9:

Bài 1 trang 76 SGK Sử 9

Phong trào cách mạng nước ta đến năm 1935 đã phát triển trở lại như thế nào?

Trả lời

Phong trào cách mạng nước ta đến năm 1935 đã phát triển trở lại, hệ thống tổ chức Đảng trong nước đã được khôi phục.

  • Các xứ ủy Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì lần lượt được lập lại.
  • Các đoàn thể Công hội, Nông hội và các tổ chức của các lực lượng xã hội khác cũng được lập lại.
  • Khắp nơi trong nước, phong trào đã dần dần được phục hồi.
  • Đến tháng 3-1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc) chuẩn bị cho một cao trào cách mạng mới.

Bài 2 trang 76 SGK Sử 9

Đảng đã kịp thời có những thay đổi gì trong lãnh đạo phong trào cách mạng nước ta có điều kiện phát triển trở lại sau một thời kì tạm lắng?

Trả lời

Đảng ta đã kịp thời chuyển vào hoạt động bí mật để củng cố lực lượng:

  • Các đảng viên công sản vẫn bí mật hoạt động trong tù.
  • Số đảng viên bên ngoài cũng âm thầm tìm cách gây dựng lại các tổ chức cơ sở của Đảng.
  • Các tổ chức cơ sở đảng ở địa phương vẫn tồn tại và kiên trì bám chắc quần chúng để hoạt động.
  • Lợi dụng các tổ chức công khai, hợp pháp của kẻ thù để đẩy mạnh đấu tranh.
  • Tại các thành phố Hà Nội, Sài Gòn, một số đảng viên tranh thủ khả năng đấu tranh hợp pháp để ra tranh cử vào các hội đồng thành phố, lợi dụng diễn đàn công khai để tuyên truyền cổ động quần chúng theo các khẩu hiệu của Đảng.
  • Đến tháng 3-1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc) để củng cố tổ chức, chuẩn bị cho một cao trào cách mạng mới.

Câu hỏi kiến thức sử 9 bài 19 thường gặp

Câu 1

Lần đầu tiên nhân dân lao động Việt Nam kỷ niệm ngày Quốc tế lao động vào thời gian nào?

Trả lời

Lần đầu tiên nhân dân lao động Việt Nam kỷ niệm ngày Quốc tế lao động là ngày 1/5/1930.

Câu 2

Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, phong trào cách mạng nổ ra mạnh nhất ở đâu?

Trả lời

Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, phong trào cách mạng nổ ra mạnh nhất ở Bắc Kì

Câu 3

Năm 1930 Nghệ Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất vì sao?

Trả lời

Năm 1930 Nghệ Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất vì đây là nơi có truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm, là nơi có chi bộ Đảng hoạt động mạnh.

Câu 4

Phong trào cách mạng ở Nghệ-Tĩnh phát triển đến đỉnh cao vào thời gian nào?

Trả lời

Phong trào cách mạng ở Nghệ-Tĩnh phát triển đến đỉnh cao vào tháng 9/1930.

Câu 5

Đại hội lần thứ nhất của Đảng diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?

Trả lời

Đại hội lần thứ nhất của Đảng diễn ra vào tháng 3/1935 ở Ma Cao - Trung Quốc.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM