Lý thuyết sử 9 bài 17
CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
Phong trào cách mạng phát triển theo xu hướng vô sản đã thúc đẩy sự phân hóa của Tân Việt Cách mạng đảng và sự tan rã của phong trào đấu tranh theo xu hướng tư sản do Việt Nam Quốc dân đảng đại diện. Trong bối cảnh đó, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời vào nửa sau năm 1929.
Bước phát triển mới của phong trảo cách mạng Việt Nam (1926-1927)
- Nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức, học sinh học nghề liên tiếp bùng nổi như: cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Đinh, đồn điền cao su Cam Tiêm và Phú Riềng, nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy Ba Son...
- Điểm mới của phong trào, rộng khắp, thành một làn sóng mang tính chính trị.
Tân Việt Cách mạng đảng (7/1928)
- Thanh phần: trí thức trẻ, thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
- Phân hóa thành hai xu hướng tư tưởng: vô sản và tư sản
Xu hướng theo quan điểm vô sản chiếm ưu thế.
Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929
- Hoàn cảnh lịch sử: phong trào công nông phát triển mạnh mẽ theo con đương cách mạng vô sanrl cần thành lập một đảng cộng sản để tổ chức và lãnh đạo.
- Chi bộ Đảng đầu tiên: nơi thành lập: số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội); thời gian: Tháng 3 năm 1929; những Đảng viên đầu tiên: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh...
- Ba tổ chức cộng sản:Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (8/1929), Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929)
Trên đây là những kiến thức lý thuyết lịch sử 9 bài 17 được biên soạn giúp các em ôn tập tốt hơn và đạt được kết quả cao khi học môn Lịch sử lớp 9. Các em có thể xem lý thuyết sử 9 bài 18 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời hoặc tiếp tục ôn tập với những nội dung tiêp theo của bài viết này.
Câu hỏi ôn tập kiến thức Lịch sử 9 bài 17
Hướng dẫn soạn sử 9 bài 17
Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập trang 68 sách giáo khoa lịch sử 9:
Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?
Trả lời
– Cuối năm 1928, đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ mà đặc biệt là phong trào công nông phát triển mạnh mẽ theo con đường vô sản => phải thành lập 1 tổ chức cộng sản để lãnh đạo phong trào.
– Do nội bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có sự phân hóa trong chủ trương thành lập đảng cộng sản nên đã có liên tiếp 3 tổ chức cộng sản ra đời:
- Ở Bắc Kỳ: những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã thành lập Đông Dương Cộng Sản đảng (17-6-1929).
- Các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng sản đảng (7-1929) tại Hương Cảng -Trung Quốc.
- Ở trung Kỳ : Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên tách ra thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (9-1929).
Câu hỏi kiến thức sử 9 bài 17 thường gặp
Câu 1
Quan hệ giữa Tân Việt cách mạng đảng và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là gì?
Trả lời
Quan hệ giữa Tân Việt cách mạng đảng và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện của thanh niên và vận động hợp nhất với thanh niên.
Câu 2
Mục tiêu đấu tranh của Việt Nam Quốc dân Đảng là gì?
Trả lời
Mục tiêu đấu tranh của Việt Nam Quốc dân Đảng là đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
Câu 3
Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản Đảng là gì?
Trả lời
Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản Đảng là Báo búa liềm,
Câu 4
Ý nghĩa của việc thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam là gì?
Trả lời
Ý nghĩa của việc thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam là:
- Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
- Biểu hiện sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam
- Bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.