Sử 9 bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam 1919 - 1925

Xuất bản: 01/06/2020 - Cập nhật: 02/06/2020 - Tác giả:

Lý thuyết lịch sử 9 bài 15 phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925) giúp các bạn nắm vững kiến thức trọng tâm bài 15 sử 9.

Lý thuyết sử 9 bài 15

HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925

Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới đã ảnh hưởng đến Việt Nam, thúc đẩy phong trào dân tộc, dân chủ công khai và phong trào công nhân phát triển sau chiến tranh.

Ảnh hưởng của cách mạng thán Mười Nga và phong trào cách mạng

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ.

- Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917) đã thức tỉnh nhân dân Việt Nam, có ý nghĩa lịch sử quốc tế to lớn, làm cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân các nước tư bản gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

- Trong cao trào cách mạng 1918-1923, giai cấp vô sản thế giới bắt đầu bước lên võ đài chính trị. Tháng 3/1919, Đệ tam quốc tế (Quốc tế cộng sản) ra đời. Nhiều đảng cộng sản được thành lập: Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921)…

- Đánh dấu một giai đoạn mới của phong trào cách mạng thế giới.

- Phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng tích cực tới phong trào cách mạng Việt Nam, thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới, tạo điều kiện cho việc truyền bá tư tưởng Mác - Lênin vào Việt Nam.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá của nghĩa Mác - Leenin vào Việt Nam

Câu hỏi ôn tậpTình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào?

Phong trào dân tộc - dân chủ công khai (1919-1925)

 Phong trào diễn ra sôi nổi, có sự tham gia của nhiều gia cấp, tầng lớp:

- Giai cấp tư sản dân tộc: phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919), chống độc quyền cảng Sài Gòn...

- Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức: tập hợp trong các tổ chức như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt... sự kiện nổi bật là đấu tranh đòi nhà cầm quyền thả Phan Bội Châu (1925), đám tang Phan Châu Trinh (1926)

- Mục tiêu: đòi tự do dân chủ, đòi quyền lợi về kinh tế

- Tính chất: yêu nước, dân chủ.

Câu hỏi ôn tập:

  • 1.Hãy cho biết mục tiêu và tính chất của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc, dân chủ công khai.
  • 2. Trình bày những điểm tích cực và hạn chế của phong trào trên.

Tham khảo đáp án qua bài hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận trang 60 SGK Sử 9

Học sinh các trường đưa tang Phan Châu Trinh


Học sinh các trường đưa tang cụ Phan Châu Trinh

Phong trào công nhân (1919-1925)

- Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các cuộc đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ và tự phát.

- Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) với mục đích ngăn cản tàu chiến của Pháo chở binh lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc. Đây là cuộc đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân.

Câu hỏi ôn tập: Phong trào công nhân nước ta trong mấy năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phát triển trong bối cảnh nào?

Trên đây là những kiến thức lý thuyết lịch sử 9 bài 15 được biên soạn giúp các em ôn tập tốt hơn và đạt được kết quả cao khi học môn Lịch sử lớp 9. Các em có thể xem lý thuyết sử 9 bài 16 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925 hoặc tiếp tục ôn tập với những nội dung tiêp theo của bài viết này.

Câu hỏi ôn tập kiến thức Lịch sử 9 bài 15

Hướng dẫn soạn sử 9 bài 15

Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập trang 61 sách giáo khoa Sử 9:

Bài 1 trang 61 SGK Sử 9

Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Trả lời

  • Bắt đầu đi vào đấu tranh tự giác, có tổ chức lãnh đạo và mục đích chính trị rõ ràng.
  • Hình thức đấu tranh: từ đập phá máy móc sang bãi công chính trị.
  • Có sự liên kết với phong trào công nhân quốc tế.

Bài 2 trang 61 SGK Sử 9

Cuộc bãi công Ba Son (8-1925) có điểm gì mới trong phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Trả lời

Cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925) có điểm mới là:

  • Có sự liên kết với phong trào công nhân quốc tế.
  • Chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác

Câu hỏi kiến thức sử 9 bài 15 thường gặp

Câu 1

Trần Dân Tiên ví “Như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” cho sự kiện nào?

Trả lời

Trần Dân Tiên ví “Như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” cho sự kiện tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu - Trung Quốc (6/1924).

Câu 2

Đảng Lập Hiến là tổ chức của giai cấp nào?

Trả lời

Đảng Lập Hiến là tổ chức của giai cấp tư sản dân tộc.

Câu 3

Phong trào yêu nước dân chủ công khai diễn ra vào năm 1924-1925, là phong trào nào?

Trả lời

Phong trào yêu nước dân chủ công khai diễn ra vào năm 1924-1925, là phong trào cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả cụ Phan Bội Châu và đám tang cụ Phan Chu Trinh.

Câu 4

Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919-1924 chủ yếu là gì?

Trả lời

Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919-1924 chủ yếu là đòi quyền lợi về kinh tế.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM