Sử 9 bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai

Xuất bản: 02/06/2020 - Tác giả:

Lý thuyết lịch sử 9 bài 11 trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay giúp các bạn nắm vững kiến thức trọng tâm bài 11 sử 9.

Lý thuyết sử 9 bài 11

TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

   Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã xác lập: "Tật tự hai cực Ianta" do hai siêu cường Mĩ, Liên Xô đứng đầu mỗi cực. Sự phân chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đã trở thành đặc trưng lớn nhất, chi phối tình hình chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh

- Hội nghị Ianta (Yalta)

+ Thời gian: 4 - 11/2/1945

+ Thành phân tham gia: Nguyên thủ các cường quốc Liên Xô, Mĩ , Anh.

+ Nội dung

Hội nghị thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia ảnh hưởng của các cường quốc Liên Xô và Mĩ tại châu Âu và châu Á, trong đó nhấn mạnh Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ, Anh. Triều Tiên tạm thời do quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

+ Hệ quản: Những thỏa thuận quy định tại Hội nghị đã trở thành khuôn khổ của một trậ tự thế giới mới - Trật tự hai cực Ianta.

Câu hỏi ôn tập: Hội nghị I-an-ta đã có những quyết định nào và hệ quả của những quyết định đó?

 Winston Churchill, Franklin D. Roosevelt và Joseph Stalin tại Hội nghị Yalta
Từ trái sang phải: Winston Churchill, Franklin D. Roosevelt và Joseph Stalin tại Hội nghị Yalta - Ảnh: wikipedia

Sự thành lập Liên hợp quốc

- Hoàn cảnh: Tại Hội nghị Ianta các cường quốc thống nhất thành lập tổ chức quốc tế mới Liên hợp quốc.

- Nhiệm vụ: Liên hợp quốc nêu nhiệm vụ chính trong hoạt động là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền dân tộc...

- Vai trò: Trong hơn nửa thế kỉ tồn tại Liên hợp quốc đã có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giúp các nước phát triển kinh tế, văn hóa...

- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ tháng 9/1977

Chiến tranh lạnh

Chiến tranh lạnh là gì?

Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

- Biểu hiện: Các nước đế quốc ráo riết chạy đưa vũ trang, thành lập các khối quân sự, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn án phong trào giải phóng dân tộc.

- Hậu quả: "Chiến tranh lạnh" để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, thậm chú có lúc đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Câu hỏi ôn tập

  • 1. Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là gì?
  • 2. Em hãy nêu lên những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết.
  • 3. Hãy nêu những biểu hiện của tình hình “chiến tranh lạnh” và hậu quả của nó.

Tham khảo đáp án qua bài hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận trang 46 SGK Sử 9

Thế giới sau Chiến tranh lạnh

- Tháng 12 năm 1989, Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt "Chiến tranh lạnh" sau thời gianchạy đua vũ trang quá tốn kém.

- Từ sau "Chiến tranh lạnh" thế giới biến chuyển theo bô xu hướng chính bao gồm

  • 1. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong các quan hệ quốc tế.
  • 2. Một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm đang dần hình thành
  • 3. Hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế là trọng điểm.
  • 4. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực đang xảy ra những vụ xung đột quan sự hoặc nội chiến nhưng xu thế chung là hòa bình, ổn định và hợp tác kinh tế.

  Trên đây là những kiến thức lý thuyết lịch sử 9 bài 11 được biên soạn giúp các em ôn tập tốt hơn và đạt được kết quả cao khi học môn Lịch sử lớp 9. Các em có thể xem lý thuyết sử 9 bài 12 - cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay hoặc tiếp tục ôn tập với những nội dung tiêp theo của bài viết này.

Câu hỏi ôn tập kiến thức Lịch sử 9 bài 11

Hướng dẫn soạn sử 9 bài 11

Câu 1 trang 47 sgk Sử 9

Hãy nêu lên những xu thế phát triển của thế giới ngày nay.

Trả lời

* Tháng 12/1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế:

  • Xuất hiện xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
  • Đang xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
  • Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
  • Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.

* Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

Câu 2 trang 47 sgk Sử 9

Nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì?

Trả lời

Nhiệm vụ của nhân dân ta hiện nay: Dốc sức vào sản xuất, làm ra nhiều của cải để chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.

Câu hỏi kiến thức sử 9 bài 11 thường gặp

Câu 1

Đầu năm 1945, những vấn đề cần giải quyết trong phe Đồng minh là gì?

Trả lời

Đầu năm 1945, những vấn đề cần giải quyết trong phe Đồng minh là nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Câu 2

Mục tiêu của chiến tranh lạnh là gì?

Trả lời

Mục tiêu của chiến tranh lạnh là Mĩ và các nước đế quốc thực hiện chính sách thù địch, chống Liên Xô và các nước XHCN

Câu 3

Mục đích bao quát nhất của chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là gì?

Trả lời

Mục đích bao quát nhất của chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là thực hiện "Chiến lược toan cầu" làm bá chủ thế giới của đế quốc Mĩ.

Câu 4

Hậu quả lớn nhất về kinh tế do cuộc chiến tranh lạnh mang lại là gì?

Trả lời

Hậu quả lớn nhất về kinh tế do cuộc chiến tranh lạnh mang lại là

  • Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
  • Các cường quốc phải chi một khoản tiền khổng lồ để chế tạo và sản xuất vũ khí.
  • Nhân dân các nước châu Á, châu Phi chịu bao khó khăn, đói nghèo và bệnh tật.

Câu 5

Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới ngày nay là gì?

Trả lời

Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM