Sử 9 bài 1: Liên xô và Đông Âu 1945 đến giữa những năm 70 thế kỉ XX

Xuất bản: 03/06/2020 - Tác giả:

Lý thuyết lịch sử 9 bài 1 Liên xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

Lý thuyết sử 9 bài 1

LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX

Sau khi đánh bại chủ nghĩa phát xít, Liên Xô bước vào giai đoạn khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá và tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn phát triển mới này còn gắn liền với sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.

Liên xô

Giai đoạn 1945 - 1950

+ Liên Xô gánh chịu hậu quả của chiến tranh nặng nề: 27 triệu người chết, 1710 thành phố bị phá hủy...

+ Liên Xô hoàn thành kế hoạch khôi phục kinh tế 5 năm lần thứ tư trước thời hạn 9 tháng, đạt nhiều thành tựu: Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử; tới năm 1950 sản lượng nghiệp tăng 73%, sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.

Giai đoạn từ năm 1950 đến nữa đầu những năm 70

+ Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, sau Mĩ

+ Khoa học - kĩ thuật: Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957) và phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái Đất (1961), mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trự của loại người.

+ Đối ngoại: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu hỏi ôn tậpCông cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô diễn ra như thế nào?

Đông Âu

- Khi Hông quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu truy quét phát xít Đức, nhân dân các nước Đông Âu nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, một loạt nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập từ cuối năm 1945 đến năm 1946 nha Ba Lan, Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ru, Tiệp Khắc...

- Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu hoàn thành tháng lợi nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân như xây dựng bộ máy chính quyền của nhân dân, cải cách ruộng đất...

Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa

Với sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) năm 1949 và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va đã hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.

  Trên đây là những kiến thức lý thuyết lịch sử 9 bài 1 được biên soạn giúp các em ôn tập tốt hơn và đạt được kết quả cao khi học môn Lịch sử lớp 9. Các em có thể xem lý thuyết sử 9 bài 2  - Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX. hoặc tiếp tục ôn tập với những nội dung tiêp theo của bài viết này.

Câu hỏi ôn tập kiến thức Lịch sử 9 bài 1

Soạn sử 9 bài 1

Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập trang 8 sách giáo khoa lịch sử 9:

Bài 1 trang 8 sgk Sử 9

Hãy nêu những cơ sở hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa

Trả lời

- Liên Xô và Đông Âu đều có chung một mục tiêu là xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin.

- Đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Bài 2 trang 8 sgk Sử 9

Hãy trình bày mục đích ra đời và những thành tích của Hội đồng tương trợ kinh tế trong những năm 1951-1973

Trả lời

- Mục đích: giúp đỡ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước thành viên, hỗ trợ nhau trong nghiên cứu khoa học.

- Thành tựu:

  • Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 10% /năm.
  • Thu nhập quốc dân (1950 – 1973) tăng 5,7 lần.
  • Liên Xô cho các nước trong khối vay 13 tỉ rúp, viện trợ không hoàn lại 20 tỉ rúp.

Câu hỏi kiến thức sử 9 bài 1 thường gặp

Câu 1

Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là gì?.

Trả lời

Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.

Câu 2

Nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu là gì?

Trả lời

Nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu là:

  • Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, ban hành các quyền tự do dân chủ.
  • Tiến hành cải cách ruộng đất.
  • Quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản.

Câu 3

Mục đích của việc thành lập Hội đồng Tương trợ Kinh tế là gì?

Trả lời

Mục đích của việc thành lập Hội đồng Tương trợ Kinh tế là:

  • Cần có sự hợp tác nhiều bên.
  • Sự phân công và chuyên môn hóa trong sản xuất giữa các nước XHCN nhằm nâng cao năng suất lao động và xóa bỏ tình trạng chênh lệch về trình độ.
  • Tặng thêm sức mạnh trong việc đối phó với chính sách bao vây kinh tế của các nước phương Tây.

Câu 4

Nguyên nhân chính của sự ra đời liên minh phòng thủ Vác-Sa- va (14/5/1955) là gì?

Trả lời

Nguyên nhân chính của sự ra đời liên minh phòng thủ Vác-Sa- va (14/5/1955) là để đối phó với việc vũ trang lại Tây Đức của các nước thành viên khối NATO

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM