Lý thuyết ôn tập chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng

Xuất bản: 21/02/2020

Tài liệu tổng hợp lý thuyết Sinh 11 bài 22, kiến thức cần nắm ôn tập chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng giúp em học tốt môn Sinh lớp 11 phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Trong chương trình Sinh học lớp 11, Chuyển hóa vật chất và năng lượng là phần kiến thức quan trọng. Để các em nắm được đầy đủ kiến thức về phần này, chúng tôi đem đến tài liệu tổng hợp lý thuyết ôn tập chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở bài viết dưới đây, hy vọng sẽ là một tài liệu hữu ích cho quá trình học tập của các em.

Cùng tham khảo nhé!

Lý thuyết bài 22 Sinh 11 ôn tập chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng

Kiến thức cần nắm bài 22 Sinh 11: Ôn tập chương 1 Chuyển hóa vật chất và năng lượng

I. MỐI QUAN HỆ DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT

Quá trình sống của thực vật bao gồm rất nhiều quá trình sống : quá trình lấy vật chất và năng lượng từ môi trường ngoài vào cơ thể thực vật ; quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng lấy được thành vật chất của chúng…

Lý thuyết bài 22 Sinh 11 ôn tập chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ảnh 1

a. CO₂ khuếch tán qua khí khổng vào lá

b. Quang hợp trong lục lạp của lá

c. Mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống rễ

d. Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá

e. Thoát hơi nước qua khí khổng và cutin trên lớp biểu bì lá

- Dòng vận chuyển nước, muối khoáng và chất hữu cơ sẽ cung cấp nguyên liệu cho quang hợp và hô hấp ở thực vật. Thoát hơi nước làm mở khí khổng, giúp CO₂ khuếch tán vào lá và O₂ khuếch tán ra môi trường ngoài.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

Lý thuyết bài 22 Sinh 11 ôn tập chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ảnh 2

Quang hợp và hô hấp ở thực vật có mối quan hệ gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau, sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại.

III. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Bảng: Các quá trình tiêu hóa ở động vật

Quá trình tiêu hóaTiêu hóa ở động vật đơn bàoTiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóaTiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
Tiêu hóa cơ họcx
Tiêu hóa hóa họcxxx

- Tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào là tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong tế bào)

- Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (tiêu hóa trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào) và tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa)

- Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học của ống tiêu hóa và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa.

IV. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

- Cơ quan hô hấp

+ Cơ quan trao đổi khí ở thực vật là khí khổng

+ Cơ quan trao đổi khí ở động vật là : Bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí, phổi.

Bảng: So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và động vật

Trao đổi khí ở thực vậtTrao đổi khí ở động vật
Giống nhauHấp thụ O₂ và giải phóng CO₂
Khác nhauThực vật trao đổi khí qua quá trình quang hợp và hô hấpĐộng vật trao đổi khí qua quá trình quang hợp và hô hấp: bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí, phổi

V. HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

- Ở thực vật

+ Hệ thống vận chuyển : Dòng mạch gỗ (quản bào và mạch gỗ), dòng mạch rây (ống rây, tế bào kèm)

+ Động lực của dòng mạch gỗ là lực đẩy của rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

+ Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa có áp suất thẩm thấu thấp.

- Ở động vật

+ Hệ tuần hoàn động vật gồm có tim và hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch)

+ Động lực của sự vận chuyển máu là nhờ sự co bóp của tim. Tim co bóp tạo áp lực đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn.

- Cơ thể sống trao đổi chất với môi trường sống bằng cách: Lấy O₂ , nước và chất dinh dưỡng từ môi trường vào cơ thể để duy trì sự sống và thải ra môi trường CO₂ , nước tiểu, mồ hôi và nhiệt.

- Mối quan hệ về chức năng của các hệ cơ quan

+ Hệ tiêu hóa tiếp nhận chất dinh dưỡng và đưa vào hệ tuần hoàn

+ Hệ hô hấp tiếp nhận O₂ / CO₂ và đưa vào hệ tuần hoàn.

+ Hệ tuần hoàn vận chuyển O₂ / CO₂ và chất dinh dưỡng đi cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể. O₂ và chất dinh dưỡng tham gia vào chuyển hóa nội bào tạo ra CO₂ và chất bài tiết. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến thận và vận chuyển CO₂ đến phổi để thải ra ngoài.

Lý thuyết bài 22 Sinh 11 ôn tập chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ảnh 3

VI. CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNG NỘI MÔI

Lý thuyết bài 22 Sinh 11 ôn tập chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ảnh 4

Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.

- Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.

- Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

- Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,… Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn (hoặc tín hiệu thần kinh và hoocmôn) để tăng hay giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định.

>>> Xem thêm hướng dẫn soạn Sinh 11 bài 22 chi tiết

Một số bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 1: chuyển hóa vật chất và năng lượng

Câu 1. Những phát biểu nào dưới đây phù hợp với các đặc điểm của nhóm thực vật C₃ và C₄?

(1) chất nhận CO₂ đầu tiên trong quang hợp là RiDP

(2) điểm bão hòa ánh sáng gần bằng ánh sáng mặt trời toàn phần

(3) cường độ quang hợp không bị ảnh hưởng bởi nồng độ oxi

(4) điểm bão hòa ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần

(5) điểm bù CO₂ từ 30 - 70 ppm

(6) lục lạp xuất hiện ở cả tế bào thịt lá và tế bào bao bó mạch

(7) perôxixôm có liên quan đến quang hợp

(8) có nhu cầu nước cao trong quá trình sinh trưởng và phát triển

Phương án trả lời đúng là:

A. thực vật C₃ : (1), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C₄ : (2), (3) và (6)

B. thực vật C₃ : (2), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C₄ : (1), (3) và (6)

C. thực vật C₃ : (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C₄ : (1), (2), (3) và (6)

D. thực vật C₃ : (2), (4), (6) và (7) ; thực vật C₄: (1), (3), (5) và (8)

Câu 2: Điều không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C₄ khi cố định CO₂ là

A. đều diễn ra vào ban ngày

B. tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình)

C. sản phẩm quang hợp đầu tiên

D. chất nhận CO₂

Câu 3. Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm sau:

- Cho vài hạt cây vào bình thủy tinh

- Đặt cốc nước vôi trong, nhiệt kế vào bình và ghi nhiệt độ của nhiệt kế

- Đậy nút cao su thật kín

- Đặt bình vào hộp xốp cách nhiệt

Hiện tượng gì xảy ra sau 90 - 120 phút và mục đích của thí nghiệm là gì?

A. Nhiệt độ của nhiệt kế tăng so với ban đầu, cốc nước vôi trong chuyển thành đục. Thí nghiệm chứng minh hô hấp thải khí CO₂

B. Nhiệt độ của nhiệt kế giảm so với ban đầu, cốc nước vôi trong chuyển thành đục. Thí nghiệm chứng minh hô hấp thải khí CO₂

C. Nhiệt độ của nhiệt kế tăng so với ban đầu, cốc nước vôi trong chuyển thành đục. Thí nghiệm chứng minh hô hấp tỏa nhiệt

D. Nhiệt độ của nhiệt kế giảm so với ban đầu, cốc nước vôi trong chuyển thành đục. Thí nghiệm chứng minh hô hấp tỏa nhiệt

Câu 4. Xét các trường hợp sau

(1) những cơn giông : N₂ + O₂ → NO₂ (tia lửa điện)

(2) xác của động vật, thực vật: RNH₂→ NH₃ → \(NO₃^{-} \)

(3) sự cố định của vi sinh vật: N₂ + NH₃ → 2 NH₃

(4) sự cung cấp của con người: muối \(NO₃^{-} \)\(NH₄^{+} \)

(5) quang hợp của cây xanh

Những trường hợp nào trên đây là nguồn cung cấp nitơ cho cây?

A. (1), (2), (3) và (4)

B. (1), (3), (4) và (5)

C. (2), (3), (4) và (5)

D. (1), (2), (4) và (5)

Câu 5. Trong các phát biểu sau:

(1) ở hầu hết động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể

(2) huyết áp cực đại lúc tim co, cực tiểu lúc tim giãn

(3) càng xa tim, huyết áp càng giảm, tốc độ máu chảy càng lớn

(4) tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm

Có bao nhiêu phát biểu sai ?

A. 4                                        B. 3                                        C. 1                                        D. 2

Câu 6. Một mẫu ruộng ngô đang kết hạt thu được như sau: toàn bộ cây kể cả thân, gốc rễ và lá 0,40 tấn chất khô/ha/ngày ; riêng phần bắp ngô là 0,15 tấn chất khô/ha/ngày. Nếu tách hạt ra thì được 0,05 tấn chất khô/ha/ngày. Giả sử chỉ có hạt là có giá trị kinh tế thì năng suất kinh tế là

A. 0,15 tấn chất khô/ha/ngày

B. 0,40 tấn chất khô/ha/ngày

C. 0,05 tấn chất khô/ha/ngày

D. 0,60 tấn chất khô/ha/ngày

Đáp án:

Câu 1: A

Câu 2: A

Câu 3: A

Câu 4: A

Câu 5: C

Câu 6: C

Giải thích: Năng suất kinh tế là một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế.

Tham khảo thêm:

--------------------------------------

Hy vọng với hệ thống kiến thức lý thuyết ôn tập chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trên đây, các em sẽ có thêm một tài liệu học tập hữu ích để học tốt hơn môn Sinh 11. Ngoài ra đừng quên xem thêm những kiến thức khác trong phần Soạn Sinh 11 được cập nhật liên tục tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM