Những kiến thức lý thuyết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số cần nhớ được chúng tôi tổng hợp và biên soạn dưới đây sẽ giúp các em học sinh cùng ôn tập lại và nắm vững các kiến thức đã được học, góp phần giúp các em học tốt môn Toán lớp 3.
Kiến thức nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
Lý thuyết
Ta nhân từ hàng đơn vị tiến sang trái.
Nếu kết quả có giá trị lớn hơn hoặc bằng \(10\) thì nhớ số chục lên hàng kế tiếp, chỉ viết chữ số hàng đơn vị.
Ví dụ
a) \(1243 \times 2 = ?\)
Đặt tính rồi tính:
\(\dfrac{\begin{align} & \,\, 1243 \\ & \times \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2 \\ \end{align}}{{\bf \,\, 2486 }} \) | Ta thực hiện phép nhân từ phải qua trái: \(2\) nhân \(3\) bằng \(6\), viết \(6\). \(2\) nhân \(4\) bằng \(8\), viết \(8\). \(2\) nhân \(2\) bằng \(4\), viết \(4\). \(2\) nhân \(1\) bằng \(2\), viết \(2\). |
\(1243 \times2 = 2486\) |
b) \(3265 \times 4 = ?\)
\(\dfrac{\begin{align} & \,\, 3265 \\ & \times \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,4 \\ \end{align}}{{\bf \,\, 13060}} \) | Ta cũng thực hiện phép nhân từ phải sang trái: \(4\) nhân \(5\) bằng \(20\), viết \(0\) nhớ \(2\). \(4\) nhân \(6\) bằng \(24\), thêm \(2\) bằng \(26\), viết \(6\) nhớ \(2\). \(4\) nhân \(2\) bằng \(8\), thêm \(2\) bằng \(10\), viết \(0\) nhớ \(1\) \(4\) nhân \(3\) bằng \(12\), thêm \(1\) bằng \(13\), viết \(13\) |
\(3265 \times 4 = 13060\) |
Các dạng toán nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
Các dạng toán thường gặp
Dạng 1: Tính
Đề bài thường yêu cầu tính hoặc đặt tính rồi tính, ta áp dụng cách làm tương tự phần lí thuyết.
Dạng 2: Toán đố
- Đọc và phân tích kĩ đề bài, chú ý từ khóa như “mỗi” ,“một” …, yêu cầu của bài toán.
- Khi bài toán cho giá trị một nhóm và yêu cầu tìm giá trị của nhiều nhóm tương tự thì ta thường sử dụng phép nhân.
- Trình bày bài và kiểm tra lại kết quả.
Ví dụ: Xây một bức tường hết \(1025\) viên gạch. Hỏi xây \(4\) bức tường như vậy thì hết bao nhiêu viên gạch ?
Giải:
\(4\) bức tường hết số viên gạch là:
\(1025×4=4100\) (viên gạch)
Đáp số: \(4100\) viên gạch.
Dạng 3: Tìm \(x\)
- Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta lấy thương nhân với số chia.
Dạng 4: Tính giá trị của biểu thức
+ Biểu thức chỉ có phép tính nhân thì thực hiện từ trái sang phải.
+ Biểu thức có phép nhân và phép toán cộng/trừ thì thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện các phép toán cộng/trừ theo thứ tự từ trái sang phải.
Dạng 5: So sánh
- Tính giá trị của biểu thức (Dạng 4)
- So sánh các giá trị vừa tìm được.
Bài toán mẫu ôn tập
Bài 1
Câu hỏi
Kết quả của phép toán \(1234 \times 3\) là:
- A. \(3602\)
- B. \(3702\)
- C. \(3692\)
- D. \(3792\)
Đáp án: B. \(3702\)
Bài 2
Câu hỏi
Điền số thích hợp vào chỗ trống
\(2332\times4 =\Box\)
Đáp án: \(9328\)
Bài 3
Câu hỏi
Điền số thích hợp vào chỗ trống để chuyển tổng sau thành phép nhân.
\(1357 + 1357 + 1357 = 1357 \times \Box = \Box\)
Đáp án: \(1357 + 1357 + 1357 = 1357 \times 3 = 4071\)
Bài 4
Câu hỏi
Một xe chở \(2345kg\) than, Ba xe như vậy chở được bao nhiêu ki-lô-gam than?
- A. \(7035 kg\)
- B. \(7935 kg\)
- C. \(6935 kg\)
- D. \(6035 kg\)
Đáp án: A. \(7035kg\)
Bài 5
Câu hỏi
Một bồn hoa hình vuông có độ dài mỗi cạnh bằng \(2018cm\). Chu vi của bồn hoa đó là:
- A. \(8072cm\)
- B. \(8052cm\)
- C. \(8042cm\)
- D. \(8054cm\)
Đáp án: A. \(8072cm\)
Tham khảo: