Hệ thống kiến thức lý thuyết tiết Nhân đơn thức với đa thức bao gồm quy tắc nhân đơn thức với đa thức và các phép tính về lũy thừa. Ngoài ra Đọc Tài Liệu còn sưu tầm và tổng hợp các dạng toán thường gặp như nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức hay tìm \(x\),... cùng hướng dẫn chi tiết cách làm, qua đó giúp các em nắm được kiến thức từ khái quát đến chi tiết để học tốt phần kiến thức này.
Mời các em cùng tham khảo:
I. Lý thuyết Nhân đơn thức với đa thức
1. Quy tắc nhân đơn thức với đa thức
Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
Công thức:
\(A\left( {B + C} \right) = AB + AC\) với A, B, C là các đơn thức.
Nhắc lại:
\({x^m}.{x^n} = {x^{m + n}}\,\,\left( {m,\,n \in \mathbb{N}} \right);\) \({x^m}:{x^n} = {x^{m - n}}\,\,\left( {m \ge n} \right)\) ; \({\left( {{x^m}} \right)^n} = {x^{m.n}}\) ; \({\left( {x.y} \right)^m} = {x^m}.{y^m}\) ; \({\left( {\dfrac{x}{y}} \right)^m} = \dfrac{{{x^m}}}{{{y^m}}}\,\, (y \ne 0)\)
Ví dụ: \({x^2}\left( {x + y} \right) = {x^2}.x + {x^2}.y \)
\(= {x^3} + {x^2}y\)
2. Các phép tính về lũy thừa
II. Các dạng bài thường gặp
Dạng 1: Nhân đơn thức với đa thức
Phương pháp:
Sử dụng quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
Dạng 2: Tính giá trị biểu thức
Phương pháp:
Giá trị của biểu thức \(f\left( x \right)\) tại \({x_0}\) là \(f\left( {{x_0}} \right)\)
Dạng 3: Tìm \(x\)
Phương pháp:
Sử dụng các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức để biến đổi đưa về dạng tìm \(x\) cơ bản.
----------------------------------------------
Trên đây là tổng hợp lý thuyết Nhân đơn thức với đa thức và các dạng bài thường gặp bao gồm các kiến thức cần nắm và cách làm các dạng bài tập liên quan mà Đọc tài liệu đã tổng hợp. Hy vọng đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích cho các em học sinh cũng như các phụ huynh trong quá trình dạy học cho con em mình tại nhà. Ngoài ra đừng quên xem thêm những kiến thức khác và cách giải Toán 8 được cập nhật liên tục tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!