Lý thuyết làm quen với chữ số La Mã

Xuất bản: 13/12/2019 - Tác giả:

Kiến thức lý thuyết làm quen với chữ số La Mã và các dạng bài toán thường gặp sẽ giúp các em học sinh ôn tập lại những kiến thức lý thuyết đã được học.

Những kiến thức lý thuyết làm quen với chữ số La Mã cần nhớ được chúng tôi tổng hợp và biên soạn dưới đây sẽ giúp các em học sinh cùng ôn tập lại và nắm vững các kiến thức đã được học, góp phần giúp các em học tốt môn Toán lớp 3.

Kiến thức làm quen với chữ số La Mã

Chữ số La Mã là gì?

Chữ số La Mã là hệ thống chữ số cổ đại, dựa theo chữ số Etruria. Hệ thống chữ số La Mã dùng trong thời cổ đại đã được người ta chỉnh sửa sơ vào thời Trung Cổ để biến nó thành dạng mà chúng ta sử dụng ngày nay. Hệ thống này dựa trên một số ký tự nhất định được coi là chữ số sau khi được gán giá trị.

Số La Mã được sử dụng phổ biến ngày nay trong những bản kê được đánh số (ở dạng sườn bài), mặt đồng hồ, những trang nằm trước phần chính của một quyển sách, tam nốt hợp âm trong âm nhạc phân tích, việc đánh số ngày ra mắt của phim, những lãnh đạo chính trị tiếp nối nhau, hoặc trẻ em trùng tên, và việc đánh số cho một số hoạt động nào đó, như là Thế vận hội Olympic và giải Super Bowl.

Các chữ số La Mã thường dùng

\(I\) : một                      \(V\): năm                             \(X\): mười


- Từ các số La Mã trên, ta có thể ghép lại và tạo thành một vài số như sau:

IIIIIIVVVIVIIVIIIIXXXIXIIXXXXI
1234567891011122021

Các dạng toán với chữ số La Mã

Các dạng toán thướng gặp

Dạng 1: Đọc các số La Mã.

- Ghi nhớ các kí hiệu và giá trị tương ứng của chúng.

- Đọc các số theo vị trí từng kí hiệu có trong số đó.

Ví dụ:

Trong hệ số La Mã , V được đọc là năm.

Nếu thêm I vào phía trước V thành IV thì có giá trị là: 5−1=45−1=4

Nếu thêm I vào phía sau V thành VI thì có giá trị là: 5+1=65+1=6

Dạng 2: Xem đồng hồ có các số La Mã

- Xem giờ tương tự như cách xem đồng hồ bình thường. Quan sát vị trí kim giờ và kim phút chỉ để xác định số giờ và số phút.

- Đọc số La Mã và xác định số phút tương ứng.

Dạng 3: Viết số La Mã theo yêu cầu.

- Từ cách đọc hoặc từ các số hệ thập phân, dùng các kí hiệu của số La Mã, sắp xếp để được số theo yêu cầu.

Dạng 4: Tạo các số La Mã bằng cách xếp hoặc di chuyển que diêm.

- Xác định vị trí cần sắp xếp để các que diêm tạo thành số La Mã.

- Từ đó xác định cách di chuyển, thêm, bớt các que diêm để được số theo yêu cầu.

Dạng 5: So sánh các số La Mã

- Em chuyển số La Mã thành các số theo hệ thập phân.

- So sánh như với các số bình thường.

Bài toán ôn tập

Bài 1

Đề bài

Số \(VI\) được đọc là

  • A. Năm mốt
  • B. Năm một
  • C. Bốn
  • D. Sáu

Đáp án: D. Sáu

Bài 2

Đề bài

Nối ô chứa số La Mã ở cột một với cách viết số theo hệ thập phân ở cột hai:

Bài toán ôn tập số La Mã - Số 2

Đáp án

Đáp án bài toán ôn tập số La Mã - Số 2

Bài 3

Đề bài

Đồng hồ dưới đây đang chỉ mấy giờ?

Bài toán ôn tập số La Mã - Số 3

  • A. 10 giờ
  • B. 11 giờ
  • C. 10 giờ 30 phút
  • D. 11 giờ 30 phút

Đáp án : C. 10 giờ  30  phút

Bài 4

Đề bài

Số \(15\) được viết thành số La Mã là:

  • A. \(VVV\)
  • B. \(VX\)
  • C. \(XV\)
  • D. \(IIIII\)

Đáp án: C. \(XV\)

Bài 5

Đề bài

Số "mười chín" được vietes thành số La Mã là:

  • A. \(XXI\)
  • B. \(IXX\)
  • C. \(XIX\)

Đáp án: C. \(XIX\)

Tham khảo thêm

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM