Lý thuyết hình lăng trụ đứng và các dạng bài thường gặp

Xuất bản: 13/11/2019

Tham khảo lý thuyết hình lăng trụ đứng với phần tổng hợp kiến thức cơ bản cần nắm, tài liệu hữu ích cho các em học tốt môn Toán lớp 8.

Bạn đang tìm kiếm tài liệu tổng hợp kiến thức về hình lăng trụ đứng? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Đọc tài liệu với những lý thuyết hình lăng trụ đứng cùng tổng hợp các dạng toán cơ bản thường gặp. Đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích cho học sinh và đồng thời giúp các thầy cô có thêm tài liệu hay phục vụ việc dạy học.

Cùng tham khảo nhé!

Lý thuyết Hình lăng trụ đứng và các dạng bài thường gặp ảnh 1

I. Lý thuyết hình lăng trụ đứng

+ Hình lăng trụ đứng có hai đáy là những đa giác, các mặt bên là những hình chữ nhật.

+ Các mặt phẳng chứa đáy của hình lăng trụ đứng là các mặt phẳng song song, các mặt bên vuông góc với hai mặt phẳng đáy, các cạnh bên vuông góc với hai mặt phẳng đáy. Độ dài một cạnh bên gọi là chiều cao.

+ Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành gọi là hình hộp đứng.

Ví dụ: Hình vẽ bên gọi là lăng trụ đứng. Trong hình này:

Lý thuyết Hình lăng trụ đứng và các dạng bài thường gặp ảnh 2

+ \(A, B, C, D, {A_1},{B_1},{C_1},{D_1}\) là các đỉnh.

\(AB{B_1}{A_1},BC{C_1}{B_1}\)... là những hình chữ nhật, gọi là các mặt bên.

+ \(A{A_1};B{B_1};C{C_1};D{D_1}\) song song với nhau và bằng nhau, chúng được gọi là các cạnh bên.

+ Hai mặt \( ABCD\) và  \({A_1}{B_1}{C_1}{D_1}\) là hai đáy. Hình lăng trụ trên có hai đáy là tứ giác nên gọi là lặng trụ tứ giác, kí hiệu : \(ABCD.{A_1}{B_1}{C_1}{D_1}\)

Chú ý :

Hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng là hình lăng trụ đứng.

Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.

II. Các dạng toán thường gặp về hình lăng trụ đứng

Dạng 1: Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố của hình lăng trụ đứng (cạnh, góc, mặt phẳng)

Phương pháp:

Sử dụng quan hệ song song và vuông góc giữa các đường thẳng, các mặt phẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng và kiến thức về lăng trụ đứng.

III. Bài tập mẫu về hình lăng trụ đứng

Hình dưới đây biểu diễn một lăng trụ đứng, đáy là tam giác.

Lý thuyết Hình lăng trụ đứng và các dạng bài thường gặp ảnh 3

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. Các cạnh bên AB và AD vuông góc với nhau;

B. Các cạnh bên BE và EF vuông góc với nhau;

C. Các cạnh bên AC và DF vuông góc với nhau;

D. Các cạnh bên AC và DF song song với nhau;

E. Hai mặt phẳng (ABC) và (DEF) song song với nhau;

G. Hai mặt phẳng (ACFD) và (BCFE) song song với nhau;

H. Hai mặt phẳng (ABED) và (DEF) vuông góc với nhau

Lời giải

a) Sai vì AB không phải là cạnh bên.

b) Sai vì EF không phải là cạnh bên.

c) Sai vì AC và DF không phải là cạnh bên và không vuông góc.

d) Sai vì AC và DF không phải là cạnh bên.

e) Đúng vì mp(ABC) \( //\) mp(DEF).

g) Sai vì mp(ACFD) và mp(BCFE) cắt nhau theo đường thẳng CF.

h) Đúng vì:

Có AD \(\bot\) mp(DEF) (theo định nghĩa hình lăng trụ).

Mà AD nằm trong mp(ABED).

Do đó mp(ABED) và mp(DEF) vuông góc với nhau.

=>> Xem thêm nhiều bài tập khác trong chuyên đề hình lăng trụ đứng lớp 8 để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài

---------------------------------

Trên đây là tổng hợp lý thuyết hình lăng trụ đứng và các dạng bài thường gặp bao gồm các kiến thức cần nắm và cách làm các dạng bài tập liên quan mà Đọc tài liệu đã tổng hợp. Hy vọng đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích cho các em học sinh cũng như các phụ huynh trong quá trình dạy học cho con em mình tại nhà. Ngoài ra đừng quên xem thêm những kiến thức khác và cách giải Toán 8 được cập nhật liên tục tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM