Mời các em tham khảo tổng hợp lý thuyết Sinh 11 bài 5, qua đó nắm được toàn bộ phần kiến thức về dinh dưỡng nitơ ở thực vật.
Kiến thức cần nắm bài 5 Sinh 11: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
I. VAI TRÒ SINH LÍ CỦA NGUYÊN TỐ NITƠ ĐỐI VỚI THỰC VẬT
1. Vai trò sinh lí của nitơ đối với thực vật
- Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng \(NH₄^{+}\) và \(NO₃^{-}\). Trong cây \(NO₃^{-}\) được khử thành \(NH₄^{+}\).
- Nitơ có vai trò quan trọng đối với đời sống của thực vật:
+ Vai trò chung: Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt
+ Vai trò cấu trúc: Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP… Nitơ có trong các chất điều hòa sinh trưởng → Dấu hiệu khi cây thiếu Nitơ là cây sinh trưởng kém, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá; thừa N, cây phát triển quá nhanh, dễ lốp, đổ.
+ Vai trò điều tiết: Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào và ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào.
→ Nitơ có vai trò quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lý của cây trồng
2. Nguồn cung cấp nitơ cho cây
Nitơ trong không khí | Nitơ trong đất | |
Dạng tồn tại | Chủ yếu tồn tại ở dạng nitơ phân tử. Ngoài ra có ở dạng NO và NO₂ | Tồn tại ở 2 dạng : nitơ khoáng trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật |
Đặc điểm | - Cây không hấp thụ được nitơ phân tử - Nitơ phân tử sau khi được các vi sinh vật cố định nitơ chuyển hóa thành NH₃ thì cây mới đồng hóa được. - Nitơ ở dạng NO và NO₂ trong không khí là độc với thực vật | - Cây chỉ hấp thụ được nitơ khoáng từ đất dưới dạng \(NH₄^{+}\) và \(NO₃^{-}\) - Cây không trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. Nitơ phải được vi sinh vật đất khoáng hóa thành \(NH₄^{+}\) và \(NO₃^{-}\) |
II. QUÁ TRÌNH ĐỒNG HOÁ NITƠ Ở THỰC VẬT
Sự đồng hoá Nitơ trong mô thực vật gồm 2 quá trình:
1. Quá trình khử nitrat (\(NO₃^{-}\) )
- Là quá trình chuyển hoá \(NO₃^{-}\) thành \(NH₄^{+}\), có sự tham gia của Mo và Fe được thực hiện ở mô rễ và mô lá diễn ra qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: \(NO₃^{-}\) (nitrat) được khử thành \(NO₂^{-}\) (nitrit), được xúc tác bởi enzim nitrat reductaza.
\(NO₃^{-}\) + NAD(P)H + H+ + 2e- → \(NO₂^{-}\)- + NAD(P)+ + H₂O
Giai đoạn 2: \(NO₂^{-}\) (nitrit) được khử thành \(NH₄^{+}\) (amoni) được xúc tác bởi enzim nitrit reductaza.
\(NO₂^{-}\) + 6 Feredoxin khử + 8H+ + 6e- → \(NH₄^{+}\) + 2H₂O
- Điều kiện cho quá trình khử nitrat:
+ Có các enzim đặc hiệu xúc tác cho các phản
+ Có các lực khử mạnh
- Ý nghĩa: hạn chế sự tích lũy nitrat trong các bộ phận của cây
2. Quá trình đồng hoá \(NH₄^{+}\) trong mô thực vật
Theo 3 con đường:
* Amin hoá trực tiếp các axit xêto tạo axit amin:
Axit xêto + NH₄+ → Axit amin.
Vd: Axit α- xetoglutaric + \(NH₄^{+}\) + + NADH₂ → Axit glutamic + H₂O + \(NAD^{+}\)
* Chuyển vị amin:
Axit amin + axit xêto → axxit amin mới + axit xêto mới
Vd: Axit glutamic + Axit piruvic → Alanin + Axit \(α\)- xetoglutaric
* Hình thành amit: Là con đường liên kết phân tử NH₃ với axit amin đicacboxilic.
Axit amin đicacboxilic + \(NH₄^{+}\) → amit
Vd: Axit glutamic + \(NH₄^{+}\) → Glutamin
→ Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học quan trọng
+ Đó là cách giải độc NH₃ tốt nhất (NH₃ tích luỹ lại sẽ gây độc cho tế bào)
+ Amit là nguồn dự trữ NH₃ cho quá trình tổng hợp a. amin khi cần thiết.
>> Xem thêm hướng dẫn Soạn Sinh 11 bài 5 chi tiết và đầy đủ
Một số bài tập trắc nghiệm về dinh dưỡng nitơ ở thực vật
Câu 1. Trong một khu vườn có nhiều loài hóa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận đúng về cây này là:
A. Cần bón bổ sung muối canxi cho cây.
B. Có thể cây này đã được bón thừa kali.
C. Cây cần được chiếu sáng tốt hơn.
D. Có thể cây này đã được bón thừa nitơ.
Câu 2. Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật:
A. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP…
Câu 3. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là
A. lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B. sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá.
C. lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
Câu 4. Cho nhận định sau: Nitơ tham gia điều tiết các quá trình …(1)… và trạng thái …(2)… của tế bào. Do đó, nitơ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của …(3)…
(1), (2) và (3) lần lượt là:
A. trao đổi chất, ngậm nước, tế bào thực vật.
B. ngậm nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.
C. trao đổi chất, trương nước, tế bào thực vật.
D. cân bằng nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.
Đáp án:
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3: B
Câu 4: A
Tham khảo thêm:
***********
Hy vọng với hệ thống kiến thức lý thuyết Dinh dưỡng nitơ ở thực vật trên đây, các em sẽ có thêm một tài liệu học tập hữu ích để học tốt hơn môn Sinh 11. Tham khảo thêm các bài Soạn Sinh 11 được cập nhật đầy đủ tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!