Lý thuyết diện tích hình thang và các bài tập thường gặp

Xuất bản: 12/11/2019

Tổng hợp kiến thức cơ bản tiết Lý thuyết diện tích hình thang bao gồm công thức tính diện tích hình thang, diện tích hình bình hành, cùng với đó là các dạng toán thường gặp thuộc phần kiến thức này.

Mời các em tham khảo lý thuyết diện tích hình thang bao gồm công thức tính diện tích hình thang, diện tích hình bình hành, kèm theo đó là một số dạng bài thường gặp cùng hướng dẫn cách làm, qua đó nắm được toàn bộ phần kiến thức và áp dụng làm các bài tập.

Cùng xem nhé!

Lý thuyết diện tích hình thang và các bài tập thường gặp ảnh 1

I. Lý thuyết diện tích hình thang

Diện tích hình thang

Lý thuyết diện tích hình thang và các bài tập thường gặp ảnh 2

Diện tích hình thang bằng nửa tích của tổng hai đáy với chiều cao:

\(S = \dfrac{{\left( {a + b} \right)h}}{2}\)

Diện tích hình bình hành

Lý thuyết diện tích hình thang và các bài tập thường gặp ảnh 3

Diện tích hình bình hành bằng tích một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó:

\(S = a.h\)

Diện tích tứ giác có hai đường chéo vuông góc

Diện tích tứ giác có hai đường chéo vuông góc bằng nửa tích hai đường chéo

II. Các dạng bài thường gặp

Sử dụng các công thức diện tích để chứng minh và tính toán (cạnh, diện tích, chu vi…)

Phương pháp:

Ta sử dụng các công thức diện tích sau:

+ Diện tích hình thang bằng nửa tích của tổng hai đáy với chiều cao: \(S = \dfrac{{\left( {a + b} \right)h}}{2}\)

+ Diện tích hình bình hành bằng tích một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó: \(S = a.h\)

+ Diện tích tứ giác có hai đường chéo vuông góc bằng nửa tích  hai đường chéo

III. Bài tập mẫu

Tính diện tích của hình thang vuông, biết hai đáy có độ dài là 2cm, 4cm, góc tạo bởi một cạnh bên và đáy lớn có số đo bằng 45⁰.

Lời giải:

Giả sử hình thang vuông ABCD có:

\(∠\)A = \(∠\)D = 90⁰; \(∠\)C = 45⁰

Kẻ BE \(⊥\) CD

Tam giác vuông BEC có \(∠\)(BEC) = 90⁰ cân tại E ⇒ BE = EC

Hình thang ABCD có hai cạnh bên AD \(//\) BE (vì cùng vuông góc với DC) ⇒ DE = AB = 2cm

EC = DC – DE = 4 – 2 = 2 (cm) ⇒ BE = 2cm

SABCD = \({1 \over 2}\) .BE(AB+ CD) = \({1 \over 2}\) .2.(2 + 4) = 6 (cm²)

=>> Xem thêm nhiều bài tập khác trong chuyên đề diện tích hình thang lớp 8 để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài

********************

Trên đây là lý thuyết diện tích hình thang bao gồm các kiến thức cần nắm và những dạng bài liên quan. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ việc học tập của các em. Ngoài ra, các em hãy truy cập doctailieu.com để tham khảo thêm nhiều tài liệu học Toán lớp 8 phong phú khác mà chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp nhé. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM