Những kiến thức cần nhớ về điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng được chúng tôi tổng hợp và biên soạn dưới đây sẽ giúp các em học sinh cùng ôn tập lại và nắm vững các kiến thức lý thuyết đã được học, góp phần giúp các em học tốt môn Toán lớp 3.
Kiến thức cần nhớ
Điểm ở giữa
Ví dụ:
\(A, O, B\) là ba điểm thẳng hàng, \(O\) là điểm ở giữa hai điểm \(A\) và \(B\).
Trung điểm của đoạn thẳng
Ví dụ:
- \(M\) là điểm nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\).
- Độ dài đoạn thẳng \(AM\) bằng độ dài đoạn thẳng \(MB\): \(AM=MB=4cm\)
\(M\) được gọi là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\).
Các dạng toán về điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng
Dạng toán
Dạng 1: Xác định điểm nằm giữa hai điểm.
- Kiểm tra ba điểm có thẳng hàng hay không?
- Xác định điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Dạng 2: Xác định trung điểm của một đoạn thẳng.
- Kiểm tra một điểm có ở giữa hai điểm đã cho hay chưa?
- Kiểm tra độ dài các đoạn thẳng có bằng nhau hay không.
Dạng 3: Tìm độ dài các đoạn thẳng liên quan đến trung điểm.
- Khi \(M\) là trung điểm của \(AB\) thì \(AM = MB\)
Bài tập mẫu
Bài 1
Cho hình vẽ
Ba điểm \(A, Z, C\) là ba điểm thẳng hàng đúng hay sai?
Đáp án: Sai
Bài 2
Điểm P nằm wor giữa hai điểm nào?
A. Hai điểm \(A\) và \(B\)
B. Hai điểm \(C\) và \(D\)
C. Hai điểm \(O\) và \(I\)
D. Không nằm giữa hai điểm nảo
Đáp án: C ( Điểm \(P\) nằm giữa 2 điểm \(O\) và \(I\) )
Bài 3
Cho hình vẽ sau
\(U\) là trung điểm của của đoạn thẳng \(TV\). Đúng hay sai?
Đáp án: Sai
Tham khảo lời giải chi tiết các bài tập Toán lớp 3 trang 98 sách giáo khoa.