Lý thuyết chia số có bốn chữ số với số có một chữ số

Xuất bản: 11/12/2019 - Tác giả:

Kiến thức lý thuyết chia số có bốn chữ số với số có một chữ số và các dạng bài toán thường gặp sẽ giúp các em học sinh ôn tập lại những kiến thức lý thuyết đã được học.

Những kiến thức lý thuyết chia số có bốn chữ số với số có một chữ sốcần nhớ được chúng tôi tổng hợp và biên soạn dưới đây sẽ giúp các em học sinh cùng ôn tập lại và nắm vững các kiến thức đã được học, góp phần giúp các em học tốt môn Toán lớp 3.

Kiến thức chia số có bốn chữ số với số có một chữ số

Lý thuyết cần nhớ

Quy trình thực hiện phép chia số có bốn chữ số với số có một chữ sô:

- Thực hiện lần lượt trừ trái sáng phải (hoặc từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất)

- Mỗi lần chưa đều thực hiện tính nhẩm: chia, nhân, trừ

Ví dụ

Ví dụ 1 - Phép chia hết:  \(9639 : 3 = ?\)

Thực hiện phép chia:

\(\left. \begin{align} & \begin{matrix} 9639 \end{matrix} \\ & \, 06 \\ & \,\,\,\,03 \\ & \,\,\,\,\,\,\,09 \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\, 0 \end{align} \right|\begin{matrix} \dfrac{3}{{3213}} \\ {} \\ {} \\ {} \end{matrix} \)

\(9639 : 3 = 3213\)

Chia từ trái qua phải:

  • \(9\) chia \(3\) được \(3\), viết \(3\)
  • \(3\) nhân \(3\) bằng \(9\); \(9\) trừ \(9\) bằng \(0\).
  • Hạ \(6\); \(6\) chia \(3\) được \(2\), viết \(2\)
  • \(2\) nhân \(2\) bằng \(6\), \(6\) trừ \(6\) bằng \(0\).
  • Hạ \(3\); \(3\) chia \(3\) được \(1\), viết \(1\).
  • \(1\) nhân \(3\) bằng \(3\); \(3\) trừ \(3\) bằng \(0\)
  • Hạ \(9\); \(9\) chia \(3\) bằng \(3\), viết \(3\).
  • \(3\) nhân \(3\) bằng \(9\), \(9\) trừ \(9\) bằng \(0\).

Ví dụ 2 - Phép chia có dư

\(3698 : 3 = ?\)

Thực hiện phép chia:

\(\left. \begin{align} & \begin{matrix} 3698 \end{matrix} \\ & \, 06 \\ & \,\,\,\,09 \\ & \,\,\,\,\,\,\,08 \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\, 2 \end{align} \right|\begin{matrix} \dfrac{3}{{1232}} \\ {} \\ {} \\ {} \end{matrix} \)

\(3698 : 3 = 1232\) (dư \(2\))

Thực hiện phép chia từ trái qua phải:

  • \(3\) chia cho \(3\) được \(1\), viết \(1\).
  • \(1\) nhân \(3\) bằng \(3\); \(3\) trừ \(3\) bằng \(0\)
  • Hạ \(6\); \(6\) chia \(3\) được \(2\), viết \(2\).
  • \(2\) nhân \(3\) bằng \(6\); \(6\) trừ \(6\) bằng \(0\)
  • Hạ \(9\); \(9\) chia \(3\) được \(3\), viết \(3\).
  • \(3\) nhân \(3\) bằng \(9\); \(9\) trừ \(9\) bằng \(0\)
  • Hạ \(8\); \(8\) chia \(3\) được \(2\), viết \(2\).
  • \(2\) nhân \(3\) bằng \(6\); \(8\) trừ \(6\) bằng \(2\).

Các dạng toán chia số có bốn chữ số với số có một chữ số

Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tính, đặt tính rồi tính

- Đặt tính

- Áp dụng đúng thứ tự thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và thực hiện phép chia để tìm kết quả.

Dạng 2: Toán đố

- Đọc và phân tích đề.

- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số, ta lấy số đó chia cho số phần bằng nhau.

- Trình bày lời giải và kiểm tra lại kết quả.

Dạng 3: Tính giá trị biểu thức

- Nếu biểu thức có phép nhân, chia, cộng, trừ thì ta thực hiện nhân, chia trước, cộng, trừ sau.

- Biểu thức chỉ có chứa phép nhân hoặc phép chia thì em thực hiện từ trái sang phải.

Dạng 4: Tìm x

+ Trong phép nhân, muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số kia.

+ Trong một phép chia, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.

Dạng 5: So sánh, sắp xếp theo thứ tự

- Tính giá trị biểu thức (Dạng 3)

- So sánh các giá trị vừa tìm được rồi sắp xếp theo yêu cầu.

Bài toán mẫu ôn tập

Bài 1

Đề bài: Kết quả phép chia \(6546 : 3\)

là:
  • A. \(2092\)
  • B. \(2162\)
  • C. \(2182\)
  • D. \(2082\)

Đáp án: C. \(2182\)

Bài 2

Đề bài:

Giá trị của phép toán \(1005 : 5 = 301\). Đúng hay sai?

Đáp án: Sai ( \(1005 : 5 = 201\))

Bài 3

Đề bài:

Phép tính có số bị chia là \(9120\) và số chia là \(4\).

Vậy, thương của phép tính đó có giá trị là: ...

Đáp án\(2280\) (\(9120 : 4 = 2280\))

Bài 4

Đề bài: Tính nhẩm \(6000 : 2 = ...?\)

Đáp án: \(3000\)

Tính nhẩm: \(6\) nghìn : \(2\) nghìn = \(3\) nghìn

Bài 5

Đề bài:

Cho phép tính: \(85ab:6 = 1c21\)

Khi đó:

  • Giá trị của số \(a\) là: ...?
  • Giá trị của số \(b\) là: ...?
  • Giá trị của số \(c\) là: ...?

Đáp án: \(8526:6 = 1421\)

  • Giá trị của số \(a\) là: \(2\)
  • Giá trị của số \(b\) là: \(6\)
  • Giá trị của số \(c\) là: \(4\)

Tham khảo: Giải bài tập sách giáo khoa:

» Toán lớp 3 trang 117

» Toán lớp 3 trang 118

» Toán lớp 3 trang 119

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM