Soạn bài luyện từ và câu Tổng kết vốn từ hướng dẫn học sinh nắm chắc kiến thức cần nhớ và gợi ý chi tiết các câu trả lời cho các câu hỏi trang 151 SGK Tiếng Việt 5 tập 1.
I. Mục tiêu bài hướng dẫn
- Mở rộng vốn từ về người thân, bạn bè, nghề nghiệp..
- Tìm hiểu cơ bản về cao dao tục ngữ Việt Nam
- Biết cách miêu tả người
II. Kiến thức cần nhớ
Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...
Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn. Nó ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh. Đây là một thể loại văn học dân gian.
Ca dao, tục ngữ, dân ca truyền miệng của Việt Nam, có sắc thái độc đáo, khó sánh được. Câu 6, câu 8, có vần, có điệu, ý nghĩa và tinh tế và vô danh chẳng biết tác giả là ai. Thuộc giới bình dân hay trí thức, nông dân hay thầy giáo" ? Chỉ biết riêng ca dao mênh mông kỳ thú, phản ánh nếp sống, lối suy nghĩ của dân tộc Việt trải qua 4000 năm văn hiến. Một dân tộc văn minh, nhiều nghị lực, dũng cảm, đầy thi vị.
III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 - Trang 151 SGK
Liệt kê các từ ngữ:
a) Chỉ những người thân trong gia đình.
b) Chỉ những người gần gũi em trong trường học.
c) Chỉ các nghề nghiệp khác nhau:
d) Chỉ các dân tộc anh em trên đất nước ta.
Gợi ý trả lời:
a) cố, cụ, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, dì, cô, anh, chị, em, cháu, chắt…
b) hiệu trưởng, hiệu phó, thầy (cô) chủ nhiệm, thầy (cô) giáo, cô văn thư, bác bảo vệ, cô lao công…
c) công nhân, nông dân, bác sĩ, giáo sư, giáo viên, doanh nhân,…
d) Kinh, Mường, Thái, Tày, Nùng, Dao, Mán, Hơ-mông, Ê-đe, Mơ-nông, Ba-na, Chăm, Khơ-me…
Câu 2 - Trang 151 SGK
Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ, cao dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn.
Gợi ý trả lời:
* Quan hệ gia đình
- Con có cha như nhà có nóc
- Con hơn cha là nhà có phúc
- Chị ngã, em nâng
- Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
* Quan hệ thầy trò
- Không thầy đố mày làm nên
- Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
* Quan hệ bạn bè
- Giàu vì bạn, sang vì vợ
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Câu 3 - Trang 151 SGK
Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng của người
Gợi ý trả lời:
a) Miêu tả mái tóc : đen nhánh, mượt mà, mềm mại, xanh mượt, xanh đen, óng ả, thướt tha, đen bóng, bạc phơ,…
b) Miêu tả đôi mắt: mắt bồ câu, mắt lá răm, mắt sáng, xanh trong, sâu thẳm, mắt lồi, mắt híp, mắt lươn, mắt cú vọ,…
c) Miêu tả khuôn mặt: chữ điền, trái xoan, hồng hào, lưỡi cày, phúc hậu, thanh tú, tàn nhang, cau có, hầm hầm, niềm nở,…
d) Miêu tả làn da: trứng gà bóc, da mồi, da khô, nhăn nheo, bánh mật,…
e) Miêu tả vóc người: cao lớn, lực lưỡng, thấp bé, loắt choắt, gầy gò, bé nhỏ, lênh khênh, vạm vỡ, béo phì, ngực nở, lùn tịt,…
Câu 4 - Trang 151 SGK
Dùng một số từ ngữ vừa tìm được (ở bài tập 3), viết một đoạn văn khoảng 5 câu miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người em quen biết.
Gợi ý trả lời:
Ông ngoại em năm nay vừa tròn 70 tuổi. Ông là bác sĩ quân y đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Mái tóc ông bạc phơ, cắt ngắn. Vầng trán ông cương nghị. Ông cso đôi tai to, dài như tai Phật. Gương mặt ông phúc hậu, lúc ông cười trông ông rất hiền. Răng ông trắng bóng, chưa rụng một chiếc nào. Bạn bè ông nhiều cụ có bộ râu dài đẹp, nhưng ông thì không để râu. Cặp mắt ông lúc nào cũng mở to, ánh lên tinh anh, dịu dàng. Khi đọc báo, ông mới đeo kính.
*******
Sau khi tham khảo bài hướng dẫn tổng kết vốn từ trên đây, hy vọng rằng các em có thể nắm được các kiến thức trọng tâm của bài đọc. Bên cạnh đó giáo viên và phụ huynh học sinh có thể tham khảo tài liệu trên để hướng dẫn học sinh học tập.