Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng

Xuất bản: 26/07/2019 - Tác giả: Anh Đức

Soạn bài Luyện tập về cấu tạo của tiếng trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 với hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu cả phần lý thuyết ứng dụng và làm bài tập thực hành cho các em tham khảo.

Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 cung cấp nội dung bài học: Cấu tạo của tiếng và gợi ý làm bài tập về cấu tạo của tiếng lớp 4 trang 12 sách giáo khoa.

Kiến thức cần nhớ

1. Mỗi tiếng thường có ba bộ phận

Thanh
Âm đầuVần

Ví dụ:

TiếngÂm đầuVầnThanh
BầuBâuhuyền
ThươngThươngngang

2. Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu

Có một số tiếng không có âm đầu như: ao, âu, út,…

Gợi ý làm bài tập về cấu tạo của tiếng lớp 4 trang 12

Câu 1 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4):

Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong hai câu dưới đây

Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Đáp Án:

TiếngÂm đầuVầnThanhTiếngÂm đầuVầnThanh
KhônKhÔnNgangGAHuyền
NgoanNgOanNgangCùngCUngHuyền
ĐốiĐÔiSắcMộtMÔtNặng
ĐápĐApSắcMẹMENặng
NgườiNgƯơiHuyềnChớChƠSắc
NgoàiNgOaiHuyềnHòaiHOaiHuyền

TiếngÂm đầuVầnThanh
ĐáĐASắc
NhauNhAuNgang

Câu 2 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4): Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong hai câu thơ trên

Trả lời:

Đó là những tiếng: ngoài – hoài (có vần "oai" giống nhau)

Câu 3 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4): Ghi lại từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau

So sánh các cặp tiến ấy xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn:

Đáp Án:

Đó là những cặp:

- Cặp tiếng bắt vần với nhau:

+ Choắt – thoắt
+ Xinh – nghênh

- Cặp có vần giống nhau hoàn toàn

+ Choắt – thoắt ( giống nhau vần "oắt")

- Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn

+ Xinh – nghênh ( vần "inh" và vần "ênh")

Câu 4 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4): Qua các bài tập trên, em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?

Đáp Án:

Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.


Câu 5 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4):

Giải câu đối chữ

Bớt đầu thì bé nhất nhà
Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn
Để nguyên mình lại thon thon
Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường

(Là chữ gì)

Đáp Án:

Đó là chữ "bút", bớt " b" thì thành "út" ( nhỏ nhất nhà), bỏ b và t (đầu đuôi) thì thành "ú" (béo tròn). Chữ bút thỏa mãn những yêu cầu câu đố đưa ra.

***

Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng trang 12 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 đã được Đọc tài liệu chia sẻ đầy đủ thông tin phía trên, chúc các em học tốt bài học về Cấu tạo của tiếng lớp 4 quan trọng này.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM