Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

Xuất bản: 12/08/2019

Đọc tài liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi soạn bài luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi trang 151 Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 trong tiết học tuần 15.

Trong tiết Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi trang 151 tuần 15 Tiếng Việt 4 tập 1, các em sẽ được học về mục đích và cách để giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi. Đây là kỹ năng rất có ích cho việc giao tiếp hàng ngày của em với mọi người xung quanh.  Để chuẩn bị thật tốt cho tiết học trên lớp, các em hãy xem bài hướng dẫn chi tiết dưới đây của Đọc tài liệu nhé!

Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi trang 151 tuần 15

I. Mục tiêu tiết học

  • Hiểu được mục đích của việc giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
  • Học cách giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi, áp dụng để làm bài tập và vận dụng nó để thực hành trong đời sống hằng ngày

II. Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

1. Mục đích của việc giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

Khi đặt câu hỏi với người khác, đặc biệt là người lớn tuổi, người bề trên cần giữ phép lịch sự. Đó không chỉ là cách thể hiện sự yêu quý, lịch sự và tôn trọng đối với người đối diện mà đó còn là cách tôn trọng chính bản thân mình

2. Những cách giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

2.1. Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi

Ví dụ:

- Mẹ ơi, mấy giờ mẹ về ạ?

- Ông đã nấu cơm xong chưa ạ?

2.2. Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác

Ví dụ:

Lan là bạn cùng lớp với Ngọc. Trong khi nhà Ngọc khá giả và có điều kiện thì Lan lại là cô bé sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Vì thấy Lan cứ mãi mặc một chiếc áo đã sờn màu tới lớp, Ngọc đã nói với Lan rằng:

- Sao cậu cứ mặc mãi một chiếc áo tới lớp vậy?

III. Hướng dẫn làm bài tập SGK

Câu 1 (trang 152 sgk Tiếng Việt 4) : Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào ?

Trả lời:

Cách hỏi và đáp thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật và tính cách mỗi nhân vật:

a. Giữa Lu-i Pa-xtơ và thầy Rơ-nê là quan hệ thầy trò.

- Thầy Rơ-nê hỏi Lu-i thật ân cần trìu mến đủ thấy thầy rất yêu học trò.

- Lu-i trả lời câu hỏi của thầy rất lễ phép đủ cho thấy cậu là đứa bé ngoan biết kính trọng thầy giáo.

b. Giữa I-u-ra và tên sĩ quan phát xít là quan hệ thù địch tên sĩ quan phát xít xâm lược cướp nước còn chú bé yêu nước bị chúng bắt.

- Tên sĩ quan phát xít gọi chú bé là "thằng nhóc", là "mày" đủ thấy hắn hách dịch, xấc xược.

- I-u-ra trả lời ngắn ngủi, trống không đủ thấy chú bé yêu nước căm ghét khinh bỉ bọn xâm lược cướp nước.

Câu 2 (trang 153 sgk Tiếng Việt 4) : So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?

Trả lời:

Câu hỏi và các bạn dùng để hỏi ông cụ rất thích hợp. Vì nó bộc lộ sư kính trọng và lễ phép đối với người trên

***********

Trên đây là hướng dẫn bài Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi trang 151 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 mà Đọc tài liệu tổng hợp, hy vọng có thể giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn để có những tiết học bổ ích và vui vẻ. Chúc em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM