Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra

Xuất bản: 27/09/2021 - Tác giả:

Trả lời câu 6 trang 9 sgk Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức: Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó.

Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi 6 trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức, phần sau khi đọc của nội dung Soạn bài Thánh Gióng Kết nối tri thức với nội dung chính về: Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra, nhận xét ý nghĩa của lời kể đó.

Câu hỏi

Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó.

Trả lời

Lời kể trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ là:

"Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng... Làng đó nay gọi là làng Cháy."

Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó:

Lời kể về những dấu tích còn lại của người anh hùng làng Gióng trong quá trình đánh giặc cho thấy nhân dân ta luôn tin rằng Thánh Gióng là người anh hùng có thật và tự hào về sức mạnh thần kì của dân tộc trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Những lời kể hàm ý rằng câu chuyện thực sự xảy ra trong quá khứ cũng là một biểu hiện có tính chất đặc thù trong thi pháp của truyện truyền thuyết. Người kể chuyện truyền thuyết có ý muốn tạo niềm tin cho người đọc, người nghe nên đưa ra các lời kể hàm ý về tính xác thực của câu chuyện. Đồng thời, nó cũng cho thấy trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian khi sáng tạo nhiều chi tiết sinh động, kì lạ làm tăng thêm vẻ đẹp linh thiêng, hấp dẫn cho nhân vật; gắn lịch sử với phong tục, địa danh nhằm biểu đạt ý nghĩa thiêng liêng: Phong tục, địa danh hay các sản vật tự nhiên của đất nước đã được lịch sử đặt tên, được được sinh ra một lần nữa nhờ những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước của nhân dân.

Bản kể của một nhà sưu tầm Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có đoạn: Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khi rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi đó là tre la ngà (hay tre đằng ngà).

-/-

Trên đây là nội dung gợi ý trả lời câu 6 trang 9 sgk Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức. Các bạn tham khảo thêm trọn bộ Soạn văn 6 Kết nối tri thức để học Ngữ văn 6 thật tốt nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM