Sử 12 bài 22: Việt Nam từ 1965 đến 1973

Xuất bản: 11/05/2020 - Cập nhật: 14/05/2020 - Tác giả:

Kiến thức lý thuyết Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 22

Việt Nam từ 1965 đến 1973

Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quôc Mĩ ở miền nam (1965 - 1968)

1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam

- Sau thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và mở rộng “Chiến tranh phá hoại” miền Bắc.

- Chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

- Dựa vào ưu thế quân sự, vừa mới vào miền Nam, Mĩ mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ của Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi). Tiếp đó, là hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.

2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ

- Trên mặt trận quân sự: liên tiếp giành được những thắng lợi vang dội, mở đầu là trận Núi Thành, tiếp sau là Vạn Tường. Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ và quân đồng minh, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam. Tiếp đó là những thắng lợi đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (đông xuân 1965 - 1966 và đông xuân 1966 - 1967). Đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

- Ở hầu khắp các vùng nông thôn, quần chúng được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang đã đứng lên đấu tranh chống chính sách kìm kẹp của địch, phá “ấp chiến lược”.

- Ở các thành thị, công nhân, nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, binh sĩ Sài Gòn… đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ. Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

- Đến cuối năm 1967, Mặt trận giải phóng có cơ quan thường trực ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa và ở một số nước thuộc thế giới thứ ba. Cương lĩnh của mặt trận được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế, 5 tổ chức khu vực lên tiếng ủng hộ.

3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)

Ý nghĩa: làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh Việt Nam (tức thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ”), chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chịu đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậ  đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến.

Ôn tập

Miền bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất (1965 - 1968)

1. Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc

- Ngày 7 - 2 - 1965, Mĩ cho má  ba  ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ... chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.

- Mĩ âm mưu phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc ; ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam ; uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước.

2. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất vừa làm nghĩa vụ hậu phương

Sản xuất

  • Nông nghiệp: diện tích canh tác được mở rộng, năng suất tăng, đạt “ba mục tiêu” (5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động/1ha/1 năm).
  • Công nghiệp: năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chiến đấu, sản xuất và đời sống.
  • Giao thông vận tải: đảm bảo thường xuyên thông suốt.

Làm nghĩa vụ hậu phương

  • Vì miền Nam ruột thịt, phấn đấu “mỗi người làm việc bằng hai”. Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
  • Tuyến đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển bắt đầu khai thông (tháng 5.1959), nối liền hậu phương với tiền tuyến.
  • Trong 4 năm (1965 - 1968) đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội vào Nam chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hóa tại vùng giải phóng, cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm thuốc men… tăng gấp 10 lần so với trước.

Ôn tập kiến thức

Chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa và Đông Dương hóa chiến tranh của Mĩ (1969 - 1973)

1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ

- Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hoả lực và không quân Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.

Quân Mĩ và quân đồng minh rút dần, đồng thời tăng quân số của quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu người Việt Nam. Đó là sự tiếp tục âm mưu "Dùng người Việt đánh người Việt".

- Quân đội Sài Gòn còn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), với âm mưu "Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương".

2. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và "Đông Dương hoá chiến tranh" của Mĩ

- Thắng lợi chính trị mở đầu giai đoạn chống "Việt Nam hoá chiến tranh" là sự ra đời của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ngày 6-6-1969. Vừa ra đời, Chính phủ cách mạng lâm thời đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ
ngoại giao.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2-9-1969. Thực hiện Di chúc của Người, nhân dân ta ở hai miền đẩy mạnh kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Trong hai năm 1970-1971, nhân dân ta cùng với nhân dân hai nước Campuchia và Lào giành những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận quân sự và chính trị.

  • Trong hai ngày 24 và 25-4-1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp, biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.
  • Từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.
  • Từ ngày 12-2 đến ngày 23-3-1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên "Lam Sơn-719" chiếm giữ đường 9-Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược cách mạng Đông Dương.
  • Thắng lợi trên mặt trận quân sự đã hỗ trợ và thúc đẩ  phong trào đấu tranh chính trị ở thành thị, chống "bình định”, phá “Ấp chiến lược” ở nông thôn.

3. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972

- Từ ngày 30-3-1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược, đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng ra khắp chiến trường miền Nam, kéo dài trong năm 1972.

- Đến cuối tháng 6-1972, quân ta chọc chủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tâ  Ngu ên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn và đông dân.

- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận thất bại của "Việt Nam hoá chiến tranh").

Xem thêm chi tiết Cuộc tiến công chiến lược năm 1972

Sơ đồ tiến công chiến lược mùa hè năm 1972
Sơ đồ tiến công chiến lược mùa hè năm 1972. Ảnh: baotanglichsu.vn

Ôn tập kiến thức

Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969 - 1973)

1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội

Nông nghiệp: khuyến khích sản xuất, chú trọng chăn nuôi, thâm canh tăng vụ (5 tấn/ha), sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn 60 vạn tấn so với 1968.

Công nghiệp: nhiều cơ sở công nghiệp khôi phục, nhiều công trình được xây dựng, giá trị sản lượng 1971 tăng 142% so với 1968.

Giao thông vận tải: được khẩn trương khôi phục.

Văn hóa, giáo dục, y tế: phục hội và phát triển; đời sống nhân dân ổn định.

2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương

Ngày 6/4/1972, Mĩ ném bom một số nơi thuộc khu IV cũ.

Ngày 16/4/1972, Níchxơn chính thức tiến hành chiến tranh không quân phá hoại miền Bắc lần II, 9/5/1972, Mĩ phong tỏa cảng Hải Phòng, các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.

Miền Bắc chủ động, kịp thời chống trả địch ngay từ đầu

Từ 14/12/1972, Níchxơn mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay 52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm (từ 18/12/1972 đến 29/12/1972)  nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mĩ.

Quân dân miền Bắc bắn rơi 81 máy bay, bắt sống 43 phi công Mĩ, đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52.

➜ Được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”

Bộ đội tên lửa những ngày đánh trận Điện Biên Phủ trên không
Bộ đội tên lửa những ngày đánh trận Điện Biên Phủ trên không - Ảnh: Tư liệu/Internet

Tính chung trong chiến tranh phá hoại lần II, ta hạ 735 máy bay (61 B52, 10 F111), 125 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến hàng trăm phi công.

15/01/1973,  Mĩ phải tuyên bố ngừng các hoạt động chống phá miền Bắc, ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Tham khảo thêm: Điện Biên Phủ trên không - Một đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại

Miền Bắc chi viện miền Nam

  • Đảm bảo tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của tiền tuyến miền Nam, cả chiến trường Lào và Campuchia.
  • 1969 – 1971, hàng chục vạn thanh niên nhập ngũ, 60% vào miền Nam, Lào, Campuchia.
  • Năm 1972, 22 vạn thanh niên bổ sung cho lực lượng vũ trang.

Ôn tập

Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam

1. Nội dung

- Hoa kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24 giờ ngày 27-1-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lại chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập và lực lượng chế độ Sài Gòn).

- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

2. Ý nghĩa

- Hiệp định Pari về Việt Nam là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước.

- Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

- Với Hiệp định Pari, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước.

- Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Các kiến thức trọng tâm

Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định.

Sơ đồ hóa kiến thức sử 12 bài 22

Việt Nam từ 1965 đến 1968

Việt Nam từ 1965 đến 1968

Việt Nam từ 1969 đến 1973

Việt Nam từ 1969 đến 1973

Soạn sử 12 bài 22

Câu 1 trang 188 SGK lịch sử 12

Câu hỏi

Lập bảng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) và "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

Trả lời

* Giống nhau:

- Tính chất: đều là hình thức chiến tranh xâm lược kiểu mới nhằm chiếm đất giành dân và đặt ách thống trị thực dân mới của Mĩ.

- Thủ đoạn: đều tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, đồng thời phá hoại miền Bắc, có sự phối hợp trên cả 3 mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.

* Khác nhau:

Đặc điểmChiến lược “Chiến tranh cục bộ”Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
Lực lượng tham chiếnGồm 3 loại quân: quân Mĩ (giữ vai trò quan trọng), quân Đồng Minh và quân đội Sài GònGồm 3 loại quân: quân đội Sài Gòn (chủ yếu), quân Mĩ và quân Đồng Minh (tham chiến giai đoạn đầu)
Vai trò của người Mĩ trên chiến trườngChỉ huy, cố vấn, tham chiến trực tiếpChỉ huy, cố vấn, tham chiến (giai đoạn đầu)
Quy mô, mức độ ác liệt- Quy mô lớn hơn “chiến tranh đặc biệt”, mở rộng ra cả miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại.
- Ác liệt hơn “chiến tranh đặc biệt” giai đoạn trước đó.
- Quy mô lớn hơn, toàn diện hơn “chiến tranh cục bộ”, mở rộng ra toàn Đông Dương và thế giới (bằng thủ đoạn ngoại giao).
- Ác liệt nhất

Câu 2 trang 188 SGK lịch sử 12

Câu hỏi

Miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn như thế nào đối với tiền tuyến lớn miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973?

Trả lời

* Giai đoạn 1965 - 1968:

  • Khẩu hiệu: “mỗi người làm việc bằng hai”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
  • Xây dựng tuyến đường vận chuyển Bắc - Nam và trên biển, nối liền hậu phương với tiền tuyến.
  • Cung cấp hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác…cho miền Nam.

* Giai đoạn 1968 - 1973:

  • Tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam và cho cả chiến trường Lào, Campuchia.
  • Trong 3 năm (1969 - 1971), hàng chục vạn thanh niên miền Bắc được gọi là nhập ngũ bổ sung cho các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia; khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường tăng gấp 1,6 lần so với 3 năm trước đó...

Câu 3 trang 188 SGK lịch sử 12

Câu hỏi

Đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Việt Nam - Lào - Camphuchia? Kết quả ra sao?

Trả lời

- Thủ đoạn của Mĩ:

  • Sử dụng quân đội Sài Gòn như một mũi nhọn xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), sang Lào (1971), nhằm thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
  • Mĩ đã chỉ đạo tay sai làm đảo chính lật đổ Chính phủ trung lập Xihanúc của Campuchia ngày 18 - 3 - 1970, chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Đông Dương

- Kết quả:

  • Cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn sang Campuchia ( từ tháng 4 đến 6 - 1970) bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đập tan, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn ở Đông Bắc Campuchia với 4,5 triệu dân.
  • Cuộc hành quân của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn mang tên “Lam Sơn 719” nhằm án ngữ Đường 9 Nam Lào, chia cắt chiến trường Đông Dương đã bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đập tan, buộc quân Mĩ và quân Sài Gòn rút khỏi Đường 9 Nam Lào, hành lang chiến lược Đông Dương được giữ vững.

- Ở Việt Nam, trên hai miền Nam - Bắc, nhân dân Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi...

- Âm mưu của Mĩ phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương đã bị thất bại hoàn toàn vào năm 1975.

Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 22

Câu 1. Thắng lợi có ý nghĩa chiến lƣợc đầu tiên của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là

A. Chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam).
B. Chiến thắng Vạn Tƣờng (Quảng Ngãi).
C. Chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi).
D. Chiến thắng Đồng Xoài (Biên Hoà).

Câu 2. Sau một ngày chiến đấu ở Vạn Tƣờng (8 - 1965), quân dân ta đã

A. diệt 900 tên, bắn chá  22 xe tăng và xe bọc thép.
B. diệt 390 tên, bắn chá 20 xe tăng và xe bọc thép.
C. diệt 190 tên, bắn chá 32 xe tăng và xe bọc thép.
D. diệt 90 tên, bắn chá 22 xe tăng và xe bọc thép

Câu 3. Trong cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất (1965 - 1966), Mĩ nhằm vào hai hƣớng chiến lược chính là

A. Trị - Thiên và Tây Ninh.
B. Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
C. Liên khu V và miền Đông Nam Bộ.
D. Liên khu V và Trị - Thiên.

Câu 4. Trong phản công mùa khô lần thứ hai (1966 - 1967), tổng số quân Mĩ và đồng minh được hu  động là

A. 220 000 quân.
B. 440 000 quân.
C. 720 000 quân.
D. 980 000 quân.

Câu 5. Mĩ buộc phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh Việt Nam từ sau

A. trận Vạn Tường (8 - 1965).
B. cuộc phản công mùa khô lần I (1965 - 1966).
C. cuộc phản công mùa khô lần II (1965 - 1966).
D. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).


Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM