Sử 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939

Xuất bản: 06/05/2020 - Tác giả:

Kiến thức lý thuyết Phong trào dân chủ 1936 - 1939 giúp các em ôn tập và nắm vững những kiến thức đã được học.

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 15

Sử 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939

Tình hình thế giới và trong nước

1. Tình hình thế giới

- Chủ nghĩa phát xít ra đời

- ĐH lần thứ VII của Quốc tế cộng sản (7-1935) xác định nhiệm vụ chống Phát xít và nguy cơ chiến tranh.

- 6-1936 mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp,thi hành 1 số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.

2. Tình hình trong nước

a. Tình hình chính trị

- Pháp nới rộng thêm quyền tự do dân chủ ➜ Các đảng phái chính trị đua nhau hoạt động.

b. Tình hình kinh tế

- Có sự phục hồi và phát triển

- Kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào Pháp

  • Nông nghiệp: Pháp chiếm ruộng đất nông dân lập đồn điền
  • Công nghiệp: đẩy mạnh khai mỏ
  • Thương nghiệp: Pháp độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối…

c. Xã hội

- Nông dân: mất đất, địa tô cao

- Công nhân thất nghiệp

- Tiểu tư sản một số thất nghiệp, lương thấp, thuế cao, giá cả sinh hoạt đắt đỏ.

- Tư sản dân tộc ít vốn, bị tư bản Pháp chèn ép.

- Đa số nhân dân vẫn sống trong cảnh khó khăn, cực khổ ➜ đấu tranh.

Tham khảo: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?

Phong trào dân chủ 1936-1939

1. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7 - 1936

- Tại Thượng Hải (TQ), do Lê Hồng Phong chủ trì

- Căn cứ NQ ĐH VII QTCS,tình hình cụ thể VN đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh

+ Nhiệm vụ chiến lược: chống đế quốc và phong kiến

+ Nhiệm vụ trực tiếp: đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống Phatxit, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, hòa bình

+ Kẻ thù trước mắt là thực dân phản động Pháp và tay sai

+ Phương pháp đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp

+ chủ trương: thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến 3-1938 đổi thành mặt trận dân chủ Đông Dương

- Hội nghị 1937,1938 tiếp tục bỏ sung và phát triển.

2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu

a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ

- Các ủy ban hành động thành lập ➜ Mittinh, hội họp

b. Đấu tranh nghị trường

- Đảng đưa người của Mặt trận Dân Chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện dân biểu Bắc kỳ, Trung kỳ, Hội đồng Kinh tế lí tài Đông Dương…

Mục tiêu:

Mở rộng lực lượng Mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản động của thực dân, tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân.

c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí

- 1936 – 1939, Xuất bản nhiều tờ báo công khai: Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Tin tức... trở thành mũi xung kích trong cuộc vận động dân chủ, dân sinh.

- Nhiều sách chính trị – lý luận, tác phẩm văn học hiện thực phê phán, thơ văn cách mạng xuất bản.

➜ Cuộc đấu tranh trên lãnh vực báo chí đã thu kết quả to lớn về văn hóa – tư tưởng: đông đảo các tầng lớp nhân dân được giác ngộ về con đường cách mạng của Đảng.

3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939

* Ý nghĩa lịch sử

- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng CSĐD

- Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu…

* Bài học kinh nghiệm

- Xây dựng mặt trận

- Tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp,…

- Thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc…

➜ Phong trào 36-39 như một cuộc tập dượt chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám.

Tham khảo bổ sung kiến thức: Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939.

Sơ đồ hóa kiến thức sử 12 bài 15

Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam từ 1936 - 1939

Phong trào dân chủ 1936 - 1939

Soạn sử 12 bài 15

Câu hỏi

Em có nhận xét gì về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh trong phong trào 1936 – 1939?

Trả lời

- Về quy mô: rộng lớn, diễn ra rộng khắp cả nước, trên nhiều mặt trận.

- Về lực lượng: thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Về hình thức đấu tranh: đa dạng, phong phú với nhiều hình thức công khai, bán công khai.

➜ Phong trào dân chủ 1936 -1939 là cuộc diễn tập lần thứ 2, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Trên đây là những kiến thức trọng tâm sử 12 bài 15 đã được chúng tôi biên soạn với mong muốn giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức lý thuyết của bài học này. Các em có thể tham khảo thêm những hướng dẫn soạn sử 12 bài 15 chi tiết hơn để trả lời tốt các câu hỏi và bài tập trang 102 sách giáo khoa.

Trắc nghiệm sử 12 bài 15

Câu 1: Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 - 1939?

A. Thực dân Pháp nói chung
B. Địa chủ phong kiến
C. Bọn phản động thuộc địa và tay sai không chịu thi hành chính sách của chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp
D. Phát xít Nhật.

Câu 2: Nhiệm vụ của cách mạng được Đảng xác định trong thời kì 1936 - 1939?

A. Đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập dân tộc
B. Đánh đổ phong kiến để người cày có ruộng
C. Chống phát xít, chống phản động thuộc địa tay sai, đòi tự do dân chủ cơm áo hoà bình
D. Đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập dân tộc và Đánh đổ phong kiến để người cày có ruộng

Câu 3: Phương pháp đấu tranh cách mạng thời kì 1936 - 1939?

A. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
B. Kết hợp khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp
C. Kết hợp khả năng công khai và nửa công khai
D. Kết hợp khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, kết hợp khả năng công khai và nửa công khai

Câu 4: Cuộc mitting lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?

A. 01 - 8 - 1936, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội)
B. 01 - 5 - 1938, tại Bến Thuỷ, Vinh
C. 01 - 5 - 1939, tại Hà Nội
D. 01 - 5 - 1938, tại nhà Đấu Xảo - Hà Nội

Câu 5: Nét nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?

A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân
B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác củaĐảng viên được nâng cao
C. Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh
D. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM