Sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Xuất bản: 05/05/2020 - Tác giả:

Kiến thức lý thuyết Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 giúp các em ôn tập và nắm vững những kiến thức đã được học.

Kiến thức lý thuyết Lịch sử 12 bài 12

Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Những chuyển biến mới về kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

* Hoàn cảnh lịch sử:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trật tự thế giới mới (Vecxai – Oasinhtơn) được thiết lập

- Pháp bị thiệt hại nặng nề.

-Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, quốc tế cộng sản ra đời có tác động mạnh đến cách mạng Việt Nam

➜ Trong bối cảnh đó Pháp tiến hành cuộc khai thác lần hai ở Đông Dương

(sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.)

* Mục đích:

+ Bù đắp thiệt hại sau chiến tranh

+ Khôi phục lại địa vị trong thế giới tư bản.

* Chính sách khai thác kinh tế:

- Tăng cường dầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn

- Nông nghiệp: thu hút vốn nhiều nhất, chủ yếu vào đồn điền cao su.

- Công nghiệp: khai thác mở (mỏ than), muối, xay xát, dệt...

- Thương nghiệp: có bước phát triển mới, nhưng do Pháp nắm độc quyền

- Giao thông vận tải: được phát triển, đô thị mở rộng, dân cư đông hơn.

- Tăng thuế để tăng ngân sách

➜ phục vụ lợi ích của thực dân Pháp, kìm hãm kinh tế VN phát triển.

2. Chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp

Chính trị: tăng cường chính sách cai trị và khai thác thuộc địa, bộ máy đàn áp, cảnh sát, mật thám, nhà tù hoạt động ráo riết.

Văn hoá, giáo dục:

Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng.

Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, ưu tiên xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương “Pháp - Việt đề huề”.

Các trào lưu tư tưởng, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật phương Tây vào Việt Nam, tạo ra sự chuyển mới về nội dung, phương pháp tư duy sáng tác.

➜ Các yếu tố văn hoá truyền thống, văn hoá mới tiến bộ và văn hóa nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.

3. Những biến đổi mới về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam

* Kinh tế:

- Có bước phát triển mới,nhưng mất cân đối,lạc hậu,lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

* Xã hội:

- Giai cấp địa chủ: tiếp tục phân hóa một bộ phận trung, tiểu, địa chủ tham gia phong trào dân tộc, dân chủ.

- Giai cấp nông dân:

+ Bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa

+ Là lực lượng cách mạng to lớn.

- Giai cấp tiểu tư sản:

+ số lượng tăng nhanh, có tinh thần chống đế quốc và ta  sai; đội ngũ trí thức nhạy bén với thời cuộc, hăng hái đấu tranh.

- Giai cấp tư sản: phân hóa thành 2 bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc

- Giai cấp công nhân:

+ Số lượng tăng(đến 1929 có 22 vạn người)

+ Đặc điểm

- chung của CN thế giới

- riêng: chịu 3 tầng áp bức (đế quốc, phong kiến, tƣ sản bản xứ), có quan hệ gắn bó với nông dân; có truyền thống yêu nƣớc, sớm chịu ảnh hƣởng của trào lưu cách mạng vô sản.

➜ Vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng theo khu nh hƣớng tiến bộ.

Tham khảo:

Phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam 1919 – 1925

1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam ở nước ngoài.

Phan Bội Châu

  • Sau những năm bôn ba hoạt động ở Nhật, Trung Quốc không thành công, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam năm 1913 đến năm 1917 được trả tự do.
  • Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga đối với Phan Bội Châu.
  • Tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải (Trung Quốc), đưa về an trí ở Huế.

Phan Chu Trinh

  • 1911 Phan Châu Trinh ra  khỏi nhà tù Côn Đảo, sang Pháp tiếp tục hoạt động.
  • 1922 Phan Châu Trinh viết “Thất điều thư” vạch 7 tội của Khải Định.
  • 6/1925 Phan Châu Trinh về nước, tiếp tục tuyên truyền,đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền …được  thanh niên và nhân dân hưởng ứng.
  • 1925, "Hội những người lao động chí óc Đông Dương" ra đời.
  • 1923, tại Quảng Châu (Trung Quốc) Lê Hồng Sơn , Hồ Tùng  Mậu , Nguyễn Công Viễn…… lập tổ chức Tâm tâm xã 1923.
  • 19/6/1924 Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền đông Dương Méclanh ở Sa Diện (Quảng Châu - Trung Quốc) không thành, Phạm Hồng Thái anh dũng hy sinh.

2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam.

* Tư sản:

- Tẩy chay hàng ngoại dùng hàng nội.

- Năm 1923, địa chủ, tư sản đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp.

- Năm 1923, tư sản và địa chủ Nam Kì còn thành lập Đảng Lập hiến, đưa ra khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ.  hi Pháp nhượng bộ, họ ngừng đấu tranh

* Tiểu tư sản: hoạt động sôi nổi.

- Thành lập tổ chức chính trị...

- Hoạt động với nhiều hình thức phong phú, sôi nổi: mít tinh, biểu tình, bãi khóa ... lập nhà xuất bản tiến bộ, ra sách báo tiến bộ.

- Tiêu biểu nhất có cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926)

* Công nhân: phong trào công nhân còn lẻ tẻ tự phát.

- Công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn lập công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

- Tháng 8/1925: phong trào đấu tranh của công nhân xưởng đóng tàu Ba Son ➜  Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác

3. Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

- Cuối 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp.

- Ngày 18/6/1919, Người gởi tới Hội nghị Vecxai bản  êu sách đòi các qu ền tự do, dân chủ, bình đẳng cho nhân dân Việt Nam.

- 7-1920 Người đọc Luận cương Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa ➜ Tìm thấy con đường cứa nước.

- 2/1920, dự Đại hội Tua, tán thành quốc tế thứ III và tham gia Đảng Cộng sản Pháp,trở thành đảng viên cộng sản đầu tiên.

- 1921, lập hội Liên hiệp các thuộc địa ở Pari, ra báo Người cùng khổ, viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp ➜ bí mật đưa về nước.

- 6/1923, sang Liên Xô, dự Đại hội Quốc tế Nông dân (10/1923) và dự Quốc tế Cộng sản lần V (1924)

- 11/1924, Người về Quảng Châu (TQ) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây xựng tổ chức cách mạng để giái phóng dân tộc Việt Nam.

- Công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc:

+ Tìm thấ  con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.

+ Chuẩn bị về tư tưởng, tri cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.

Xem thêm: Tóm tắt hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm 1919-1925

Sơ đồ hóa kiến thức sử 12 bài 12

Hoàn cảnh quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Chính sách thống trị của pháp

Soạn sử 12 bài 12

Trả lời các câu hỏi bài tập trang 82 sách giáo khoa:

Câu 1 trang 82 SGK Sử 12

Câu hỏi

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tác động đến tình hình kinh tế, giai cấp xã hội Việt Nam như thế nào?

Trả lời

+ Về kinh tế: Nền Kinh tế Việt Nam tuy có một số biến chuyển tuy nhiên về cơ bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển

+ Về sự phân hóa giai cấp: Bên cạnh những giai cấp cũ, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm các giai cấp mới, tiếp tục bị phân hóa và có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tham gia cách mạng...

Câu 2 trang 82 SGK Sử 12

Câu hỏi

Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1925 theo những nội dung sau: thời gian, nội dung hoạt động, ý nghĩa.

Trả lời

Thời gianNội dung hoạt độngÝ nghĩa
18/6/1919Gửi tới hội nghị Véc xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam, đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh công nhận các quyền của dân tộc Việt Nam.Tạo ra tiếng vang lớn ở cả Pháp và Việt Nam.
1920Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.Khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam.
25/12/1920Người tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập ĐCS Pháp.Thể hiện quan điểm lập trường của Người và trở thành một trong người tham gia sáng lập ĐCS Pháp.
1921Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của một số dân tộc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari, cùng nhau đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.Khẳng định tinh thần quốc tế vô sản.
6/1923Người đến Liên Xô dự hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.Gắn kết cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản.
11/1924Người đến Quảng Châu, tuyên truyền, giáo dục lí luận cách mạng , xây dựng tổ chức cho cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.Bước vào thời kỳ chuẩn bị hoàn thiện về lí luận, tổ chức cho cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Câu 3 trang 82 SGK Sử 12

Câu hỏi

Hãy nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1925.

Trả lời

+ Phong trào diễn ra sôi nổi, với nhiều hình thức đấu tranh khác nhau (như phong trào của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, phong trào của Tư sản và Tiểu tư sản) .Tuy các phong trào chưa đi đến thắng lợi cuối cùng nhưng nó đã góp phần khẳng định tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

+ Hoạt động trong những năm 1919-1925 của Nguyễn Ái Quốc đã giúp Người khẳng định con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam: Con đường cách mạng Vô sản.

Trên đây là những kiến thức trọng tâm sử 12 bài 12 đã được chúng tôi biên soạn với mong muốn giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức lý thuyết của bài học này. Các em có thể tham khảo thêm những hướng dẫn soạn sử 12 bài 12 chi tiết hơn để trả lời tốt các câu hỏi và bài tập trang 74 sách giáo khoa.

Trắc nghiệm sử 12 bài 12

Câu 1. Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là gì?

A. Bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất.
B. Để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra.
C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.
D. Bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất,và tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa.

Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?

A. Công nghiệp chế biến.
B. Nông nghiệp và khai thác mỏ.
C. Nông nghiệp và thương nghiệp.
D. Giao thông vận tải.

Câu 3. Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?

A. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
B. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa do nền công nghiệp Pháp sản xuất
C. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp
D. Câu A và B đều đúng

Câu 4. Các giai cấp nào mới ra đời do hậu quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam?

A. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc
B. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc
C. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến
D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến

Câu 5. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở Việt Nam ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?

A. Giai cấp nông dân
B. Giai cấp công nhân
C. Giai cấp đại địa chủ phong kiến
D. Giai cấp tư sản, dân tộc

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM