Sử 12 bài 11: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

Xuất bản: 05/05/2020 - Tác giả:

Kiến thức lý thuyết Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 giúp các em ôn tập và nắm vững những kiến thức đã được học.

Kiến thức lý thuyết Lịch sử 12 bài 11

Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

Giai đoạn từ 1945 - 1991

a. Trật tự thế giới mới đã được xác lập - dựa trên sự thỏa thuận tại Ianta. Phạm vi ảnh hưởng chủ yếu thuộc về 2 nước Liên Xô - Mĩ (do Liên Xô - Mĩ đứng đầu mỗi cực) gọi là 2 cực Ianta.

b. Chủ nghĩa xã hội

- Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi của một nước, trở thành hệ thống thế giới

- Từ 1973, chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng dẫn tới sụp đổ 1991.

c. Mĩ: vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa.

- Tây Âu - Nhật Bản: đã vươn lên mạnh mẽ, nhờ tự điều chỉnh trong những thời điểm quan trọng.

d. Sau chiến tranh phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở khắp Á, Phi, Mĩ Latinh làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, làm tha  đổi căn bản bộ mặt thế giới.

e. Sau chiến tranh xu hướng chủ yếu trong quan hệ quốc tế là mâu thuẫn đối đầu gay gắt kéo dài giữa 2 phe do Liên Xô - Mĩ đứng đầu.

g. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần 2 khởi đầu ở Mĩ, lan nhanh ra thế giới và đạt được thành tựu kì diệu, đưa con người tiến những bước dài trong lịch sử.

Giai đoạn 1991 đến nay

  • Trật tự thế giới mới đang dần hình thành: đa cực
  • Các nước điều chỉnh quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, hợp tác.
  • Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ
  • Ở nhiều nơi nội chiến, xung đột, khủng bố vẫn diễn ra gây nhiều tác hại, báo hiệu nguy cơ mới với thế giới

Sơ đồ kiến thức sử 12 bài 11

sơ đồ hóa kiến thức nội dung lịch sử thế giới từ sau năm 1945
Xu thế phát triển của lịch sử thế giới

Soạn sử 9 bài 11

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 74 sách giáo khoa Lịch sử 12:

Câu 1: Trình bày các xu thế phát triển thế giới hiện nay. Qua đó, hãy nêu rõ thế nào là những thời cơ và những thách thức đối với các dân tộc

Trả lời

Xu thế phát triển của thế giới:

- Hầu như tất cả các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

- Sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp...

- Nhiều khu vực trên thế giới vẫn diễn ra nội chiến và xung đột.

- Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Câu 2: Lập niên biểu những sự kiện chính của lịch sử thế giới từ năm 1945-2000

Niên biểuSự kiện
1945-1991

- Trật tự hai cực Ianta ra đời

- Thắng lợi của phong trào cách mạng dân tộc dân chủ ở nhiều nước.

- Mĩ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh.

- Tây Âu và Nhật Bản lần lượt trở thành những trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

- Cuộc cách mạng KH-KT mang lại những thành tựu quan trọng đối với nhân loại.

1991-2000

- Trật tự hai cực tan rã.

- Xu thế toàn cầu hóa và những ảnh hưởng của nó.

- Ở nhiều nơi trên thế giới vẫn diễn ra các cuộc xung đột.

Trên đây là những kiến thức trọng tâm sử 12 bài 11 đã được chúng tôi biên soạn với mong muốn giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức lý thuyết của bài học này. Các em có thể tham khảo thêm những hướng dẫn soạn sử 12 bài 11 chi tiết hơn để trả lời tốt các câu hỏi và bài tập trang 74 sách giáo khoa.

Bài tập trắc nghiệp sử 12 bài 11

Câu 1: Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX?

A. Đứng thứ nhất trên thế giới
B. Đứng thứ hai trên thế giới
C. Đứng thứ ba trên thế giới
D. Đứng thứ tư trên thế giới

Câu 2: Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

A. Hòa bình, trung lập
B. Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
C. Tích cực ngăn chặn vũ khí có ngu cơ hủ diệt loài người
D. iên qu ết chống lại các chính sách gâ chiến của Mỹ

Câu 3: Hội nghị Ianta được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào?

A. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
B. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
D. Cả 3 ý trên

Câu 4: Nguyên tắc hoạt động cuả tổ chức Liên Hợp Quốc

A. Bình đảng chủ quyền giữa các quốc qia và quyền tự quyết của các dân tộc, Tôn trọng toàm vẹn lãnh thổ và độc lập về chính trị của tất cả các nước
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. Tôn trọng toàm vẹn lãnh thổ và độc lập về chính trị của tất cả các nước. Bình đảng chủ quyền giữa các quốc qia và quyền tự quyết của các dân tộc.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn ( Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc), Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
D. Cả A và C

Câu 5: Tháng 9/1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ mấy của Tổ chức Liên Hợp Quốc?

A. 146
B. 147
C. 148
D. 149

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM