Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi trong nội dung phần CÂU HỎI ĐỌC HIỂU Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều, giúp các em chuẩn bị tốt soạn văn 7 trước khi tới lớp.
Câu hỏi
Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng phần 2 như thế nào?
(Câu hỏi 2 trang 40 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều)
Trả lời
Gợi ý 1:
- Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng phần 2: lí lẽ chặt chẽ và dẫn chứng chính xác, cụ thể để chứng minh cho sự giản dị trong tác phong sinh hoạt, đời sống của Bác Hồ.
Lí lẽ | Dẫn chứng |
Con người của bác, đời sống của bác giản dị | - Bữa cơm vài ba món, ăn không để vãi hạt nào - Nhà ở vài ba phòng lộng gió thoáng mát và phảng phất hương hoa nhài. - Việc gì tự làm được sẽ không nhờ người khác. |
Gợi ý 2:
Để chứng minh đức tính giản dị của Bác, tác giả đưa ra hệ thống lí lẽ và dẫn chứng song hành logic, bao gồm:
+ Bữa ăn thanh đạm
+ Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai
+ Giản dị trong lời nói bài viết
Xem thêm các câu hỏi khác trong bài soạn Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Phần 1 Đức tính giản dị của Bác Hồ nêu vấn đề trực tiếp hay gián tiếp?
- Phần 3 Đức tính giản dị của Bác Hồ nêu lí lẽ hay bằng chứng?
- Tác giả nêu lên vấn đề gì trong phần 4 Đức tính giản dị của Bác Hồ?
- Quan điểm của tác giả Phạm Văn Đồng trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Chỉ ra trình tự triển khai nội dung, từ đó, nêu bố cục của văn bản
- Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần 2 Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Trong phần 4, để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác
- Tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu kết Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Qua văn bản, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị?
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi 2 trang 40 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều "Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng phần 2 như thế nào?"
Trọn bộ Soạn văn 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu biên soạn sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!