Dàn ý bài tập làm văn số 2 lớp 7 do Đọc tài liệu thực hiện bao gồm một loạt những dàn ý biểu cảm về các loài cây em yêu thích, các em có thể lựa chọn một mẫu dàn ý và hoàn thiện bài văn của mình.
Dàn ý chungcho đề tài biểu cảm về loài cây em yêu
Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.
Thân bài:
Biểu cảm về các đặc điểm của cây:
- Em thích màu của lá cây,…
- Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…
- Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi sự hứng thú ra sao?
- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
- Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
- Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?
Kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).
Lưu ý: với việc cảm nhận về loài cây ra hoa, kết trái thì em cần bày tỏ cảm xúc của mình mỗi khi cây biến đổi
Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.
Dàn ý biểu cảm về cây tre
1, Mở bài
Giới thiệu cây tre là loài cây yêu thích của em.
2, Thân bài
+ Lí do em yêu thích : có thể vì gắn bó với một kỉ niệm nào đó, hoặc vì tre là loài cây đặc trưng cho làng quê Việt Nam,…
+ Điểm đặc biệt của cây tre : thường mọc theo khóm, rất nhiều cây, phát triển và tồn tại lâu dài, có sức sống mãnh liệt có thể lớn lên trong đất khô cằn cỗi. Tre là biểu tượng của sự chăm chỉ, cần cù của người nông dân, búp măng cũng mang ý nghĩa biểu tượng cho thế hệ trẻ,…
+ Lợi ích của cây tre mà em thích : rủ bóng xanh che chở dân làng, đứng bên bờ sông như mái tóc thiếu nữ đứng soi gương,… (có thể tham khảo thêm bài Cây tre Việt Nam của Thép Mới trong chương trình ngữ văn 6)
+ Khi đứng bên rặng tre, cảm giác của em như thế nào (thích thú, vui chơi cùng bạn bè, cảm giác như đang được che chở).
3, Kết bài
Tình cảm của em với cây. Khi đất nước đi lên đổi mới, vai trò của tre đã không còn như trước, em mong muốn tre vẫn sẽ là người bạn, người thân của nông dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam oai hùng.
Dàn ý biểu cảm về cây phượng
1. Mở bài
– Cây phượng loài cây gắn liền với mùa hè và tuổi học trò.
– Em rất thích màu đỏ rực của hoa phượng vào những ngày hè.
2. Thân bài
– Mỗi thân cây to hơn một vòng tay. Từ thân cây tỏa ra nhiều cành trông như những cánh tay giang rộng, uy nghi và mạnh mẽ.
– Vỏ cây phượng sần sùi nhiều mấu.
– Lá phượng xanh mượt nhỏ hệt như lá me. Chiếc lá mọc song song hai bên cuống.
– Hoa phượng nở từng chùm, cánh hoa phượng mịn như nhung đỏ rực.
– Giữa những cánh hoa là nhị hoa màu vàng dài và cong cong.
– Tiếng ve hè râm ran hòa mình cùng hoa phượng đẹp rực rỡ trong ngày hè.
– Hoa phượng gợi nhớ hình ảnh mùa hè và thời khắc bạn bè chia xa mái trường.
– Hoa phượng mang lại kỉ niệm tuổi học trò, gợi nhớ những kỷ niệm bâng khuâng, xao xuyến.
3. Kết bài
– Em rất yêu những hàng phượng vĩ trường em.
– Dù sau này có đi đâu em vẫn mãi nhớ về hoa phượng trường em như kỷ niệm đẹp tuổi học trò.
Xem thêm: Văn mẫu biểu cảm về cây phượng
Dàn ý biểu cảm về cây dừa
Mở bài: Giới thiệu cây dừa.
- Quê nội em có rất nhiều dừa.
- Nội bảo cây dừa trước sân đã có từ lâu.
Thân bài: Tả cây dừa.
* Tả bao quát:
- Nhìn từ xa, cây như chiếc chổi chổng ngược.
- Cây cao quá mái nhà.
* Tả chi tiết từng bộ phận:
- Gốc to cỡ vòng tay ôm của em.
- Những chùm rễ bám gốc như những con giun đất to.
- Vỏ cứng có nhiều vết sẹo xen kẽ đều đặn trên thân cây hơi nghiêng về ao cá.
- Từng chùm quả xinh xinh như những hồ lô xanh bóng.
- Vô số tàu lá túa ra, rũ xuống hệt những chiếc lược khổng lồ.
* Cảnh vật xung quanh
- Gió khua xào xạc trên lá dừa.
- Chim chóc ríu rít trong vòm cây.
Kết bài
- Dừa là đặc sản của quê nội.
- Từ dừa, con người có thể thu được nhiều sản phẩm.
- Hình ảnh cây dừa khắc họa rõ nét về quê hương.
Dàn ý biểu cảm về cây bàng
Một cách biểu cảm khác về loài cây em yêu đó chính là đi miêu tả và cảm nhận của em về loài cây đó theo từng mùa.
1. Mở bài: Giới thiệu vài nét về cây bàng
2. Thân bài
a) Miêu tả cây bàng
– Thân cây to và thẳng, vỏ cây xù xì, màu đen.
– Gốc cây lớn bằng vòng tay của học sinh lớp 7, dưới gốc cây rễ mọc tạo ra những hình thù quái dị.
– Lá bàng hơi dày, tròn. Mỗi nhánh có nhiều lá, trong những tán lá có những chùm quả đung đưa trong gió.
– Mỗi mùa lá bàng có nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp.
b) Miêu tả cây bàng vào mùa xuân
– Những chiếc lá già rụng, nhường chỗ cho chồi non lấm tấm xuất hiện.
– Vài ngày sau cây bàng như khoác chiếc áo xanh của mùa xuân, chồi non vươn mình đón ánh nắng mùa xuân.
– Trên cây những chú chim chuyền cành, hót líu lo.
– Mùa xuân đến cây trái đua nhau nở rộ, hòa mình vào sắc xuân.
c) Miêu tả cây bàng mùa hè
– Tán lá rộng, sum suê cây bàng che chở tạo bóng mát cho cả sân trường.
– Cây bàng như chiếc ô che nắng che mưa.
– Lá bàng xanh thẫm, thấp thoáng hoa bàng trắng li ti.
– Chỉ vài ngày hoa rụng, cây bàng ra quả.
– Mùa hè đến học sinh nghỉ hè.
d) Miêu tả cây bàng vào mùa thu
– Cây bàng như có sự chuyển mình, lá có nhiều màu: lá xanh thẫm, lá ngả vàng xen kẽ nhau.
– Quả bàng có màu vàng, len lỏi giữa vòm lá, thỉnh thoảng gió thổi quả rụng lả tả xuống mặt đất.
– Nhìn từ xa cây bàng như nhuộm màu vàng của sắc thu.
– Thỉnh thoảng có những cơn gió mát lạnh của mùa thu.
e) Miêu tả cây bàng vào mùa đông
– Thân cây sần sùi, khô rát, thiếu sức sống.
– Trên cao chỉ còn vài lá bàng đang cố bám víu vào nhánh cây.
– Gió mùa đông thổi qua se lạnh, càng khiến cho không khí thêm u sầu.
– Học sinh tránh rét, đi học vội vã vào lớp, cây bàng lẻ loi u buồn.
3. Kết bài
– Cây bàng là người bạn gắn bó, che chở cho học sinh.
– Em rất yêu quý cây bàng, loài cây hữu ích và gắn bó với nhiều thế hệ học sinh.
-/-
Trên đây là một số mẫu dàn ý biểu cảm về loài cây em yêu theo đề tài của bài viết số 2 lớp 7, mong rằng với những gợi ý ở trên chắc chắn sẽ giúp các em định hướng và hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất nhé!