Kiến thức trọng tâm bài chuyện người con gái Nam Xương

Xuất bản: 09/04/2020 - Tác giả:

Kiến thức bài chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) được biên soạn giúp bạn nắm vững các kiến thức trọng tâm của bài học.

Tài liệu kiến thức chuyện người con gái Nam Xương ở dưới đây sẽ giúp các em nắm vững các nội dung:

  • Khái quát tác giả tác phẩm
  • Nhân vật Vũ Nương
  • Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Cùng bắt đầu

Giới thiệu chung

Tác giả Nguyễn Dữ

- Là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân , huyện Thanh Miện, Hải Dương.

- Ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan.

- Ông sống trong cảnh chế độ phong kiến mục nát, nên sau khi đỗ Hương cống, Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn. Đó là hình thức bày tỏ thái độ chán nản trước thời cuộc của một trí thức tâm huyết nhưng sinh ra không gặp thời.

Tác phẩm

a. Truyền kì mạn lục

- Là ghi chép tản mạn về những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

- Viết bằng chữ Hán, được xem là "Thiên cổ kì bút" (ánh văn hay ngàn đời)

- Gồm 20 truyện, đề tài phong phú.

- Nhân vật:

+ Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát sống cuộc sống yên bình hạnh phúc, nhưng lại bị những thế lực tàn bạo và lễ giáo phong kiến nghiệt ngã đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, bi thương, bất hạnh vì oan khuất.

+ Những trí thức tâm huyết với cuộc đời nhưng bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi, sống ẩn dật để giữ được cốt cách thanh cao.

b) Tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương

- Nguồn gốc: Là truyện thứ 16 trong Truyền kì mạn lục,có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là "Vợ chàng Trương"

- So với truyện cổ tích "Vợ chàng Trương", "Chuyện người con gái Nam Xương" phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn.

Bố cục: 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến..."lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình": Cuộc hôn nhân giữ Trương Sinh và Vũ Nương, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.

- Phần 2: Tiếp đến..."nhưng việc trót qua rồi!": Nỗi oan của Vũ Nương.

- Phần 3: Còn lại: Vũ Nương được giải oan.

Tham khảo thêm:

Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương

Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Nhân vật vũ nương

Vẻ đẹp phẩm chất - Tính cách

Vẻ đẹp phẩm chất và tính cách của Vũ Nương

1. Thủy chung son sắt

- Trước khi làm dâu: Tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp.

- Trong cuộc sống vợ chồng: Giữ gìn khuôn phép

- Khi chồng đi lính: Mong muốn chồng "Mang theo hai chữ bình yêu"

- Khi chồng nơi chiến trường: Nhung nhớ.

Một người phụ nữ thủy chung, mơ ước giản dị - gia đình hạnh phúc

2. Mẹ hiền dâu thảo

Dâu thảo

- Chăm sóc mẹ chồng khi mẹ chồng ốm đau, thuốc thang, lễ bái thần phật.

- Người mẹ chồng hết sức trân trọng "Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con chẳng phụ mẹ:.

Mẹ hiền

- Một mình chăm sóc con lớn khôn.

- Chiếc "bóng" - để con lớn lên có hình ảnh của cha

3. Trọng danh sự, sống tình nghĩa

- Khi bị chồng nghi oan

Hết lòng hàn gắn, thanh minh: thếp con kẻ khó, được nương tựa nhà chàng...cách biệ ba năm giữ trọn một tiết..

- Đau đớn khi bị coi thường

+ Thú vui nghi gia nghi thất

+ Bây giờ bình rơi trầm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao...

- Dùng cái chết để bảo vệ nhân phẩm

+ Phẩm giá cao hơn sự sống

+ Trẫm mình xuống dòng sông-  xin được rửa mối oan khuất

- Sống dưới thủy cung

+ Vẫn khát khao được trả lại danh dự

+ Nặng lòng với chồng con.

+ Trọng tình trọng nghĩa.

Sơ đồ tư duy Vẻ đẹp phẩm chất - Tính cách của Vũ Nương

Nỗi đau thân phận

- Một cuộc hôn nhân không bình đẳng - tính cách của một người chồng hay ghen, đa nghi.

- Cách cư xử hồ đồ, độc đoán, gia trưởng, thô bạo của trương Sinh - chế độ phong kiến nam quyền

- Một mình vất vẻ, chồng đi lính, gánh vác công việc gia đình.

- Nỗi oan khiến phải xa gia đình, xa con, sống dưới thủy cung nhưng mai mãi thiếu thốn tình cảm.

Tham khảo thêm

Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương

Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương

Phân tích nhân vật Vũ Nương

Đặc sắc nội dung và nghệ thuật

Chi tiết kỳ ảo

- Phan lang được được cứu - gặp Vũ Nương dưới nước - được đưa về dương thế.

- Vũ Nương hiện về khi Trương sinh lập đàn giải oan - từ biệt rồi biến mất.

Ý nghĩa

- Làm nên đặc trung của thể loại truyền kỳ

- Yếu tố thực - ảo đan xen làm tăng thêm giá trị hiện thực

- Nhân văn và tạo sức hấp dẫn

Kết thúc tác phẩm

- Vũ Nương được giải oan, Trương Sinh đã nhận ra được sai lầm

- Vũ Nương cũng không trở về cùng gia đình, người thân

Ý nghĩa

- Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng, thiện thắng ác, đề cao giá trị người phụ nữ.

- Một lần nữa hiện thực, bi kịch, nỗi đau vẫn còn đó,.

- Niềm xót thương, chia sẽ với Vũ Nương, với những người phụ nữa

- Tiếng nói căm phẫn, tố cáo với chế độ phong kiến nam quyền.

Xem thêm: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương

Chi tiết cái bóng

- Chiêu tiết tạo nút thắt giữa tác phẩm - chi tiết giải mối oan cho Vũ Nương - tăng thêm kịch tính cho câu chuyện.

- Qua "cái bóng"

+ Vũ Nương: thương con, khát khao đoàn tụ cùng chồng

+ Bé Đản: ngay thơ, hồn nhiên - tưởng đó là cha mình

+ Trương Sinh: hiểu lầm, ghen tuông, hồ đồ.

Tham khảo:

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương

Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Các đề văn về Chuyện người con gái Nam Xương.

Trên đây là những kiến thức trọng tâm của bài Chuyện người con gái Nam Xương đã được Đọc Tài Liệu biên soạn. Mong rằng những nội dung trên đã giúp các em nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học và học tốt hơn môn Ngữ văn 9

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM