Kiến thức Lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ

Xuất bản: 04/05/2020 - Tác giả:

Kiến thức lý thuyết Nước Mĩ giúp các em ôn tập và nắm vững những kiến thức đã được học.

Kiến thức lý thuyết Lịch sử 12 bài 6

Kiến thức Lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ

Nước Mĩ từ 1945 - 1973

* Về kinh tế:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.

- Biểu hiện:

  • Sản lượng công nghiệp chiếm 56,5% sản lượng công nghiệp thế giới (1948)

- Sản lượng nông nghiệp 1949 bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật cộng lại (1949)

  • Nắm trên 50% tàu bè đi lại trên biển: 3/4 dự trữ vàng của thế giới.
  • Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

- Nguyên nhân:

  • Lãnh thổ rộng lớn, tài ngu ên phương pháp, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.
  • Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu
  • Ứng dụng thành công thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.
  • Tập trung sản xuất và tư bản cao, các công t  độc quyền có sức sản xuất lớn và cạnh tranh có hiệu quả.
  • Do chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước.

* Về khoa học, kỹ thuật

- Mĩ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại và đạt được nhiều thành tựu lớn.

- Thành tựu: Mĩ đi đầu trong các lĩnh vực:

  • Chế tạo công cụ mới: Máy tính điện tử,
  • Tìm ra năng lượng mới
  • Chinh phục vũ trụ
  • Chế tạo vật liệu mới: pôlime
  • Đi đầu trong cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp

* Về xã hội

- Xã hội Mĩ không hoàn toàn ổn định, chứa đựng nhiều mâu thuẫn: giai cấp, sắc tộc, nạn thất nghiệp, nhiều tệ nạn xã hội khác.

* Chính sách đối ngoại

- Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

- Mục tiêu:

  • Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt CNXH.
  • Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
  • Khống chế, chi phối các nước Đồng minh

- Thực hiện: Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh, gây chiến tranh xung đột ở nhiều nơi tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975), can thiệp lật đổ chính quyền ở nhiều nơi trên thế giới.

- Mĩ còn bắt tay với các nước lớn XHCN: 2/1972 Tổng thống Mĩ thăm Trung Quốc, 5/1972 thăm Liên Xô nhằm thực hiện hòa hoãn với 2 nước lớn để dễ bề chống lại phong trào cách mạng thế giới.

Sơ đồ tư duy nước Mĩ từ năm 1945 - 1973

Nước Mĩ từ 1973 - 1991

* Kinh tế

- Từ 1973- 1982, kinh tế su  thoái do tác động của khủng hoảng năng lượng 1973.

* Đối ngoại: Có nhiều thay đổi.

- Sau thất bại ở Việt Nam, vẫn tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu tăng cường chạy đua vũ trang, đối đầu với Liên Xô.

- 12- 1989 Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.

Nước Mĩ từ 1991 – 2000

* Kinh tế: Trong suốt thập niên 90, Mĩ có trải qua những đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng hàng đầu thế giới.

* Khoa học kỹ thuật: Tiếp tục phát triển chiếm 1/3 phát minh của thế giới.

* Đối ngoại:

Liên Xô tan vỡ, Mĩ vươn lên theo “một cực” chị phối và lãnh đạo thế giới song rất khó.

Sơ đồ tư duy nước Mĩ từ năm 1973 - 2000

Trên đây là những kiến thức trọng tâm sử 12 bài 6 đã được chúng tôi biên soạn với mong muốn giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức lý thuyết của bài học này. Các em có thể tham khảo thêm những hướng dẫn soạn sử 12 bài 6 để trả lời tốt hơn các câu hỏi và bài tập trang 41 sách giáo khoa.

Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 6

Câu 1. Điểm khác biệt về hình ảnh của nước Mĩ với các nước đồng minh thắng trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. nước Mĩ sở hữu vũ khí ngu ên tử và nhiều loại vũ khí hiện đại khác.
B. nước Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.
C. nước Mĩ không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường.
D. nước Mĩ lôi kéo nhiều nước đồng minh thành lập liên minh quân sự (NATO).

Câu 2. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. bị thiệt hại nặng nề về người và của do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. phát triển mạnh mẽ, vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới (sau Liên Xô).
C. bị su giảm nghiêm trọng vì phải lo chi phí cho sản xuất vũ khí.
D. phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.

Câu 3. Ý nào dưới đâ  không phản ánh đúng sự phát triển vượt bậc về kinh tế-khoa học kĩ thuật của Mĩ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sở hữu ¾ dự trữ vàng của thế giới.
B. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
C. Viện trợ cho các nước Tâ Âu 17 tỉ đôla qua kế hoạch “phục hưng châu Âu”.
D. Trở thành nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại.

Câu 4. Giai đoạn kinh tế-khoa học kĩ thuật của Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt là

A. từ năm 1973 đến năm 1991.
B. từ năm 1945 đến năm 1973.
C. từ năm 1991 đến năm 2000.
D. từ năm 2000 đến năm 2015.

Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ thu được nhiều lợi nhuận từ

A. chế tạo, xuất khẩu vũ khí.
B. sản xuất, xuất khẩu lương thực.
C. xuất khẩu phần mềm tin học.
D. bán phát minh, sáng chế khoa học-kĩ thuật

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM