Để học tốt môn Ngữ văn lớp 12, mời các em tham khảo bài tổng hợp những kiến thức cơ bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ được tổng hợp bởi Đọc Tài Liệu:
Kiến thức trọng tâm bài Hồn Trương Ba da hàng thịt
I. Tác giả
Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) quê gốc ở Đà Nắng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức, cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.
– Từ 1965 đến 1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội và được biết đến với tư cách là một nhà thơ tài năng đầy hứa hẹn.
– Từ 1970 đến 1978: Ông xuất ngũ, làm nhiều nghê’ để mưu sinh.
– Từ 1978 đến 1988: Biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch và trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 thế kỉ XX với những vở đặc sắc như: Sống mãi tuổi 17; Hẹn ngày trở lại; Lời thể thứ 9; Khoảnh khắc và vô tận; Bệnh sĩ; Tôi và chúng ta; Hai ngàn ngày oan trái; Hồn Trương Ba, da hàng thịt…
– Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận, nhưng thành công nhất là soạn kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nển văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
– Lưu Quang Vũ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
>> Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch đặc sắc nhất, gây được nhiểu tiếng vang của Lưu Quang Vũ. Vở kịch được viết năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới lần đầu ra mắt công chứng, đã được công diễn nhiều lẩn trên sân khấu trong và ngoài nước.
2. Tóm tắt nội dung
Có một người làm vườn là Trương Ba, chất phác, cần cù, yêu vợ, thương con, quý cháu và giỏi đánh cờ, bỗng nhiên lăn đùng ra chết, mà nguyên nhân là do sự nhầm lẫn tai hại của Nam Tào, Bắc Đẩu trên thiên đình. Đế Thích – một ông tiên cao cờ – do quý trọng tài cờ của Trương Ba đã hoá phép làm cho Trương Ba sống lại bằng cách để hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Thế là đã xảy ra chuyện tranh chấp chồng giữa hai bà vợ. Quan xử kiện lệnh cho đương sự lần lượt làm hai việc mổ lợn và đánh cờ. Đương sự thậm chí còn không biết cầm dao mổ lợn thế nào nhưng lại rất giỏi đánh cờ. Quan bèn quyết định cho bà vợ Trương Ba đưa chồng về. Truyện cổ tích kết thúc tại đây và Trương Ba tiếp tục sống hạnh phúc với vợ con, làng xóm (đương nhiên là trong thân xác của anh hàng thịt).
Sống nhờ trong thân xác người khác, hồn Trương Ba gặp bao nhiêu rắc rối, phiền toái. Tệ hại hơn nữa là ông ngày càng trở nên xa lạ, đáng sợ trong con mắt người thân, đứa cháu không nhận ông nội, lại thêm đứa con hư hỏng, xung quanh ông còn có tên lí trưởng đồi bại, những bậc tiên thánh trên trời vô trách nhiệm, cố tình lấp liếm lỗi lầm… Ba tháng “ngụ cư” trong cái xác lạ, hồn Trương Ba có nguy cơ bị thân xác lấn át, nó phải đấu tranh một cách chật vật với những ham muốn bản năng, những dục vọng thấp hèn của anh hàng thịt, có lúc suýt bị thất bại và sa ngã trước sự dẫn dắt của thể xác. Kết cục, để bảo toàn sự trong sạch của mình, hồn Trương Ba đã chấp nhận cái chết vĩnh viễn, khước từ sự sống không phải là mình, cho dù sự sống là muôn phần đáng quý.
3. Phân tích nhân vật Trương Ba
a. Cuộc đối thoại của hồn Trương Ba với xác hàng thịt
+ Từ chỗ cao giọng phủ nhận: “Vô lí, mày không thể biết nói!”, “Mày không có tiếng nói” đến chỗ chấp nhận xác có tiếng nói, nhưng đó là tiếng gọi của bản năng thấp kém, tầm thường.
+ Từ chỗ phủ định quyết liệt, lớn giọng khi xác đưa ra những bằng chứng “hai năm rõ mười” về sức mạnh sai khiến của nó, đến chỗ “không dám trả lời”, lúng túng trong cầu nói đứt quãng “Ta… ta… đã bảo mày im đi”, “Nhưng… nhưng..
+ Từ chỗ hăng hái đấu lí, đáp lại tất cả những lí lẽ xác đáng đưa ra, đến chỗ “bịt tai lại”, “Ta không muốn nghe mày nữa”.
+ Từ cách xưng hô “mày – ta” ở đẩu cuộc đối thoại, xác đã tinh ý nhận ra khi cuộc đối thoại ở vào hồi kết: “Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy!”.
+ Từ mạnh mẽ, đầy khí thế đấu tranh, đến tiếng kêu “trời” tuyệt vọng và dáng dấp bần thần tội nghiệp nhập lại thân xác anh hàng thịt gợi cho người đọc cảm giác dường như hồn đã bị dổn vào con đường cùng không lối thoát, đành phải chấp nhận sự an bài, “hoà thuận” giữa “hồn Trương Ba” và “da hàng thịt”.
– Trong cuộc đối thoại, xác hàng thịt mỗi lúc một lấn lướt, dồn đuổi hồn Trương Ba:
+ Xác chủ động “tuyên chiến” khi hồn khao khát được tồn tại độc lập riêng mình.
+ Xác thách thức, giễu cợt, mỉa mai hồn: “có đấy”, “có tiếng nói đấy”, “có thật thế không”.
+ Xác cao giọng khoái chí đòi hồn phải “thành thật trả lời”.
+ Xác biết rõ người ta nghĩ gì về mình, đồng thời cũng tỏ ra hiểu thấu từ điệu bộ lúng túng bên ngoài đến những biện luận bên trong để tìm kiếm sự thanh thản và vô tội của hồn.
+ Xác “lợi khẩu” khi đưa ra lí lẽ. Xác “mềm dẻo” trong thuyết phục, tranh luận. Khi thì sử dụng lí lẽ, lúc đưa ra bằng chứng. Khi thì cao giọng thách thức, lúc buồn rầu thanh minh. Khi thì đắc ý, tinh quái, lúc lại vuốt ve xoa dịu, an ủi mà mỉa mai. Vừa dụ dỗ, mua chuộc, vừa trắng trợn phỉ báng. Xác đã chứng tỏ được ưu thế của nó, uy quyền của nó, sự chi phối khủng khiếp của nó bằng kết cục màn đổi thoại là “cái hồn ương bướng” lại tìm vê’ với chỗ trú thân là xác anh hàng thịt.
– Cuộc đối thoại cũng cho thấy sự ngộ nhận của hồn về chính mình.
Sau bấy nhiêu chuyện đã xảy ra với gia đình và bản thân, hồn vẫn cho rằng mình nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn, mọi tội lỗi đểu là do xác gây nên. Cho nên, không phải ngẫu nhiên xác khẳng định “tác giả” của “trò chơi tâm hồn” không ai khác ngoài “những điều ông vẫn tự nói với mình và YỚi người khác đấy chứ”, xác chỉ làm nhiệm vụ “tổng kết” và phát biểu “luật chơi” cho rõ ràng, cụ thể mà thôi. Mâu thuẫn kịch tạm thời chùng xuống để chờ đợi một cao trào bùng nổ mới, chỉ xảy ra khi nào điểu ngộ nhận trên được “vỡ lẽ” hoàn toàn.
*Hàm ý của cuộc đối thoại: Linh hồn và thể xác là hai phương diện tổn tại trong mỗi con người. Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và xác thịt chính là cuộc đấu tranh giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng, giữa phần “người” và phần “con” trong mỗi con người.
>> Tham khảo: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích
b. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân
– Trong thân thể anh hàng thịt, Trương Ba đã không còn là mình. Tất cả những người thân đều đã nhận thấy và đau đớn, lo lắng, bàng hoàng.
– Người vợ yêu thương rưng rưng trong dòng nước mắt tủi thân tủi phận, chua chát, giận dỗi.
– Đứa cháu gái vỡ oà tiếng khóc tức tưởi không hiểu sao ông nội thân yêu gần gũi lại trở thành một người “xấu lắm, ác lắm”.
– Chị con dâu bàng hoàng trong dòng nước mắt sẻ chia và bế tắc, muốn thương, muốn níu giữ hình ảnh của cha mà không biết phải làm thế nào.
– Trương Ba “thẫn thờ”, ông ôm đầu bế tắc, để rồi nhận thấy “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta”. Một sự vỡ lẽ vừa bàng hoàng, vừa chua chát đã dẫn đến quyết định dứt khoát: thắp hương, châm lửa để gọi Đế Thích.
**Ý nghĩa: Cả nhà đau khổ chán ngán tình cảnh hồn Trương Ba sống trong xác anh hàng thịt. Đấy là động lực để đi đến quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba: Thắp hương mời Đế Thích xuống.
c. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích
*Trương Ba
– Sự khập khiễng của “hồn Trương Ba, da hàng thịt” và cái giá mà nó phải trả khi cố gắng duy trì để tồn tại trong một cái vỏ giả tạo đã giúp Trương Ba thấm thía hơn bao giờ hết cái khát vọng: “Tôi muốn được là tôi trọn vẹn”. “Là tôi trọn vẹn” – điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại chẳng dễ chút nào. Thói quen “sống nhờ, sống gửi” đã khiến con người ta có lúc quên đi cái tôi của bản thân mình. Thói quen “áp đặt” của Đế Thích đối với người đời đôi khi cũng làm cho mong muốn giản dị “là tôi trọn vẹn” nghịch lí thay, lại trở thành khát vọng.
– “Là tôi trọn vẹn” – dám là mình, dám chịu trách nhiệm về mình. Sống thực cho ra con người thật chẳng dễ chút nào. Sống gửi, sống nhờ, sống chắp vá, không được là mình trọn vẹn, đó là sống với bất cứ giá nào – một kiểu sống vô nghĩa. Cuộc sống đáng yêu, đáng quý, đấng trân trọng vô cùng. Ham sống, muốn được sống là ước muốn tự nhiên của mỗi con người. Nhưng… nếu cái giá phải trả quá đắt thì nhất định không thể sống như vậy.
– Hồn Trương Ba trước khi bước vào thế giới vĩnh hằng còn qua một phép thử nữa, phép thử có tên “cu Tị”. Hình dung trước cảnh một ông già sáu mươi tuổi trú ngụ trong thần xác của một cậu bé mười tuổi thì cũng đầy bi kịch – Trương Ba không chấp nhận.
– Lựa chọn của Trương Ba là tất yếu. Đó là sự lựa chọn dũng cảm. Chấp nhận cái chết, chấp nhận sự hư vô để được “là tôi trọn vẹn”. Đó là lẽ tất yếu bởi Trương Ba đã thấm thìa cái bi kịch đau đớn của cảnh khống được là mình. Tất yếu bởi Trương Ba đã “ngộ” ra nhận thức vê’ lẽ sống. Tất yếu bởi đó là kết quả của sự đấu tranh ở một tâm hồn thanh cao, trong sáng, vượt lên nghịch cảnh.
* Đế Thích
– Quan niệm về sự sống rất đơn giản, sống chỉ là sự tồn tại.
– Ích kỉ, muốn Trương Ba sống chỉ là để thoả mãn thú chơi cờ của mình.
-> Vẻ đẹp tâm hồn của con người sẽ thắng trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn hợp với lẽ tự nhiên cùng sự hoàn thiện nhân cách. Đây là chất thơ trong kịch của Lưu Quang Vũ.
>> Tham khảo: Bàn về quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích
4. Đặc sắc nghệ thuật
– Sáng tạo cốt truyện dân gian.
– Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại.
Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính đã góp phần tạo nên chiều sâu cho vở kịch (đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt, người thân Trương Ba và Đế Thích…)
– Hành động kịch của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện (thoát xác, đốt hương, bẻ hương..
– Những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật hồn Trương Ba góp phần thể hiện rõ tính cách nhân vật và quan niệm vê’ lẽ sống đúng đắn.
5. Chủ đề
Qua đoạn trích và cả vở kịch, tác giả muốn khẳng định: được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn, hài hoà giữa thể xác và tâm hỗn còn quý giá hơn. Con người phải luôn đấu tranh với nghịch cảnh, chống lại sự tầm thường, dung tục để hoàn thiện nhân cách.
Một số tài liệu hay về tác phẩm:
- Mở bài cho vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt hay nhất
- Các đề văn về hồn Trương Ba da hàng thịt
- Sơ đồ tư duy Hồn Trương Ba da hàng thịt
-----//-----
Trên đây là hệ thống kiến thức Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ, bao gồm những kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật,... Cùng với đó là những bài văn mẫu hay nhất về bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt mà Đọc Tài Liệu đã sưu tầm. Hy vọng những tài liệu Văn 12 này sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức để học tập tốt hơn. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!