Kiến thức bài Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)

Xuất bản: 21/04/2020 - Tác giả:

Kiến thức bài bàn về đọc sách Chu Quang Tiềm) được biên soạn sẽ giúp bạn nắm vững các kiến thức trọng tâm của bài học này

Tài liệu kiến thức Bàn về đọc sách ở nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp các em nắm vững các nội dung:

  • Tìm hiểu chung về tác giả và bài luận
  • Đặc điểm nội dung, nghệ thuật
  • Định hướng tiếp cận văn bản

Cùng bắt đầu...

Tìm hiểu chung

Tác giả

Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986)

Quê quán:  Trung Quốc

Cuộc đời: Là nhà mĩ học, lí luận học nổi tiếng.

Tác phẩm

Xuất xứ: in trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Nội dung chính: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách

Bốc cục: Gồm 4 phần

Phần 1. Từ đầu...nhằm phát hiện thế giới mới: tầm quan và ý nghĩa của việc đọc sách.

Phần 2. Tiếp..."tự tiêu hao lực lượng": tình trạng đọc sách hiện nay

Phần 3. Tiếp... học lại đọc sách qua loa: phương pháp đọc sách

Phần 4. Còn lại: Mối quan hệ giữa học vấn chuyên môn, học vấn phổ thông với việc đọc sách.

Tham khảo: Tóm tắt bàn về đọc sách

Tìm hiểu chung bài Bàn về đọc sách

Đặc điểm nội dung, nghệ thuật

- Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Ngày nay, sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng. Cần kếp hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, giữa đọc sách tường thức với đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định, không thể tùy hứng, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm.

- Bài văn nghị luận đã đặt ra và bàn về một số vấn đề rất có ý nghĩa, thể hiện kinh nghiệm của một học giả uyên thâm nên có giá trị khoa học và thực tiễn, có sức thuyết phục cao. Nội dung các lời bàn và cách thuyết trình của tác giả vừa thấu lí vừa đạt tình. Các ý kiến nhận xét đưa ra xác đáng, lại được phân tích cụ thể, bằng giọng chuyện trò, tâm tình. Bố cục bài viết hợp lí, chặt chẽ, có ý được dẫn dắt tự nhiên. Lối viết giàu hình ảnh, có nhiều so sanh thí vị.

Tìm hiểu chi tiết bài Bàn về đọc sách

1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách

- Sách - con đường quan trọng của học vấn

+ Kho tàng quý báu lưu giữ tinh thần nhân loại

+ Là cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật

⇒ Coi thương sách đồng nghĩa xóa bỏ thành quả nhân loại ➞ Chỉ là kẻ giật lùi lạc hậu

- Ý nghĩa

+ Ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại, hưởng thụ lời dạy của quá khứ

+ Chuẩn bị hành trang cho con người có thể tiến xa trên con đường học tập, phát hiện thế giới mới.

2. Tình trạng đọc sách hiện nay

Sách nhiều khiến người ta đọc không chuyên sâu

- Lập luận so sánh:

Người xưaHọc giả ngày nay
Kỹ, nghiền ngẫm, ít mà tinh, miệng đọc tâm ghi, thắm vào xương tủy.Nhanh, vội, đọng lại ít
*So sánh: ăn uống vô tội vạ

Sách nhiều khiến người ta đọc lạc hướng

- Lãng phí thời gian, sưc lực.

- So sánh với việc đánh trận

+ Đánh vào thành trì kiên cố, tinh nhuệ (đọc có chọn lọc, chất lượng)

+ Đá bên đông, đấm bên tây ➞ phí thời gian

3. Phương pháp đọc sách

Cách chọn sách

- Không lấy nhiều, chọn cho tinh, cho kỹ

+ Sách phổ thông 50 cuốn đọc trong thời gian học phổ thông và đại học  - đọc đủ

+ Sách chuyên môn: chọn, đọc suốt đời.

Cách đọc

- Đọc chuyên sâu: ít mà kỹ, trầm ngâm suy nghĩ, tích luy dần dần

- Đọc không chuyên sâu: qua loa

4. Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông, học vấn chuyên môn với việc đọc sách

- Bác bỏ quan niệm chỉ chú ý tới Học vấn chuyên môn, coi thương Học vấn phổ thông

Tài liệu tham khảo:

- Hướng dẫn soạn bài bàn về đọc sách (Trả lời các câu hỏi trang 6 và 7 SGK Ngữ văn 9 tập 2).

- Tuyển tập văn mẫu phân tích văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.

Trên đây là những kiến thức trọng tâm của bài bài bàn về đọc sách đã được Đọc Tài Liệu biên soạn. Mong rằng những nội dung trên đã giúp các em nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học và học tốt hơn môn Ngữ văn 9

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM