Khi phân tích ngôn từ trong bài thơ Tiếng thu, những thao tác nào

Xuất bản: 20/07/2022 - Tác giả:

Khi phân tích ngôn từ trong bài thơ Tiếng thu, những thao tác nào được nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng?

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời câu 5 trang 58 thuộc nội dung phần Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 1.

Câu hỏi:  Khi phân tích ngôn từ trong bài thơ Tiếng thu, những thao tác nào được nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng? Theo bạn, tại sao những thao tác ấy lại rất cần thiết trong việc cảm thụ giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ?

Trả lời câu 5 trang 58 Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức: 

Cách trả lời 1:

- Khi phân tích ngôn từ trong bài thơ Tiếng thu, những thao tác được nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng: Thao tác lập luận phân tích, chứng minh, bình luận.

- Những thao tác ấy lại rất cần thiết trong việc cảm thụ giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ, vì cảm nhận thơ, phải gắn liền với phân tích từ ngữ, chứng minh qua từ ngữ. Có như vậy, mới có thể hiểu đúng, hiểu đủ và hiểu hay về ý nghĩa bài thơ biểu đạt.

Cách trả lời 2:

- Khi phân tích ngôn từ trong bài “Tiếng thu”, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng thao tác phân tích, chứng minh và bình luận.

- Thao tác phân tích giúp nhà thơ phân tách nhỏ đối tượng thành các luận điểm: nhạc tính, cấu trúc, gieo vần, nhịp điêu. Thao tác chứng minh giúp nhà thơ lựa chọn những dẫn chứng, từ ngữ phù hợp để chứng minh cho các luận điểm. Và thao tác bình luận giúp nhà thơ đưa ra những đánh giá, nhận định sâu sắc về luận điểm đó. Đây đều là những thao tác lập luận vô cùng quan trpngj khi cảm thụ giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ.

Cách trả lời 3:

- Thao tác thường xuyên được sử dụng: phân tích, chứng minh, bình luận.

- Bởi lẽ, nếu chỉ nhìn bề mặt chữ thì khó lòng có thể hiểu được hết nội dung của người làm thơ truyền tải. Phải đi sâu vào từng câu chữ, phân tích cụ thể, chi tiết thì mới hiểu được. Người viết đã chứng minh những lời bình của mình trên phương diện khách quan qua kết quả của sự phân tích kĩ lưỡng. Do vậy, để cảm thụ giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ, không cách nào khác ngoài việc đi sâu phân tích, khám phá nó.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu 5 trang 58: "Khi phân tích ngôn từ trong bài thơ Tiếng thu, những thao tác nào được nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng? Theo bạn, tại sao những thao tác ấy lại rất cần thiết trong việc cảm thụ giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ?" , đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM