Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa có gắn với một thành ngữ

Xuất bản: 03/03/2023 - Tác giả:

Tuyển chọn top 5 bài văn mẫu hay kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ

Cùng tham khảo những bài văn mẫu hay kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn gồm các bài văn hay kể lại nội dung truyện Con hổ có nghĩa theo cách sáng tạo.

Top 5 bài văn kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa có gắn với một thành ngữ

Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa có gắn với một thành ngữ bài số 1

Trong kho tàng truyện ngụ ngôn của nước ta, có một câu chuyện rất hay có tên là Thầy bói xem voi. Đó cũng là tên một thành ngữ hết sức quen thuộc với mọi người.

Câu chuyện kể về năm ông thầy bói mù, nhân buổi ế hàng đã cùng nhau góp tiền để đi “xem” voi. Vì không nhìn thấy, nên năm ông đã dùng tay để sờ soạn quanh người con voi, từ đó đoán ra hình dáng của nó. Khổ nỗi, con voi thì to, lại nhiều bộ phận, mà các ông lại chỉ sờ độc một chỗ thôi, rồi bắt đầu ngồi phán. Ông sờ cái vòi thì bảo con voi sun sun như con đỉa. Ông sờ cái vòi thì bảo con voi như cái đòn càn. Ông sờ cái tai lại bảo con voi như cái quạt thóc. Ông sờ cái chân thì phán voi như cái cột đình. Ông đứng cuối sờ được cái đuôi lại khăng khăng voi như cái chổi cùn. Mỗi ông một ý, nhưng ai cũng cho là mình đúng, những người còn lại sai. Tranh cãi một hồi, năm ông xúm lại, đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán.

Qua năm ông thầy bói ấy, câu chuyện ngụ ngôn đề cập đến những người nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện, một chiều, không chịu nhìn một cách tổng thể. Đã vậy còn bảo thủ, chỉ khăng khăng ý kiến của mình mà không chịu lắng nghe ý kiến của người khác. Từ câu chuyện ngụ ngôn trên, những kẻ có thói xấu như vậy trong cuộc sống thường được gọi là “thầy bói xem voi.

Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa có gắn với một thành ngữ bài số 2

Trong một buổi bán hàng ế ẩm, năm ông thầy tướng ngồi nói chuyện, than phiền ko biết con voi trông như thế nào. Cả năm đang tán gẫu thế này, bỗng nghe người ta nói có con voi đi ngang qua. Vì vậy, năm thầy trò đã cùng nhau góp tiền cho người trông coi, điều khiển voi, đồng thời yêu cầu voi ngừng lại để được xem con vật này. Lúc nhìn một con voi, mỗi thầy cô giáo nhìn nó bằng cách chạm vào một bộ phận không giống nhau như vòi, ngà, chân, tai hoặc đuôi. Sau lúc thỏa mãn những thắc mắc của bản thân, năm thầy cô giáo đã ngồi xuống và thảo luận. Cô giáo sờ vào thân cây và nói rằng voi mặt trời giống như một con đỉa. Cô giáo sờ ngà không đồng ý, cho rằng nó giống như một cái cán. Thầy sờ tai phản bác lại ý kiến ​​của hai thầy còn lại, khẳng định con voi như cái quạt thổi cơm. Tới lượt thầy sờ chân và nói rằng con voi như cái cột. Cuối cùng, thầy sờ đuôi tóm gọn câu trả lời của 4 thầy đều sai, con voi có tua như cái thanh hao xỉn màu. Vì cả 5 thầy cô giáo đều cho rằng mình đúng, người nào cũng nghĩ người kia sai nên cả 5 thầy cô giáo đã xô xát, đánh nhau cho tới lúc đứt lìa đầu, chảy nhiều máu.

Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa có gắn với một thành ngữ bài số 3

Một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày. Mỗi người góp ý khác nhau, người thợ mộc liền nghe theo. Ngày qua tháng lại, chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Cuối cùng, bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà.

Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa có gắn với một thành ngữ bài số 4

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên kể về miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con.

Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa có gắn với một thành ngữ bài số 5

Một con ếch sống trong cái giếng sâu. Xung quanh nó chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc.

Hằng ngày, khi ếch cất tiếng kêu của mình lên là lại tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những người bạn xung quanh nghe tiếng kêu mà cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Nó tự cho mình là chúa tể. Mỗi khi ngước nhìn lên cao, ếch lại thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.

Một năm nọ, trời mưa tầm tã suốt mấy ngày liền. Nước mưa chảy xuống giếng, dần dần dâng cao lên đến tận miệng giếng. Ếch theo đó mà thoát ra khỏi cái giếng. Cảnh vật bên ngoài thật khác lạ. Ếch vẫn quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường. Nhìn lên bầu trời, nó cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Ở dưới miệng giếng, bầu trời chỉ bé bằng một chiếc vung. Nhưng lúc này, bầu trời rộng lớn biết bao nhiêu. Vì quá mải ngắm nhìn bầu trời mà ếch không nhìn thấy một bác trâu đi ngang qua. Bác trâu nói:

– Kìa, cậu ếch kia. Tránh đường cho ta đi!

Ếch nghe xong, liếc nhìn bác trâu, chẳng có chút sợ hãi mà cứ nghênh ngang bước tiếp. Thế rồi, nó bị bác giẫm chết lúc nào không hay.

Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” đã gửi gắm bài học rằng chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh. Mỗi người cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn.

-/-

Dựa trên những gợi ý tham khảo và một số bài văn mẫu do Đọc Tài Liệu cung cấp trên đây, hi vọng các em sẽ có cho mình một kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ hay và đủ ý nhất. Đừng quên tham khảo những bài văn mẫu lớp 7 khác do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM