Đề bài
Dựa vào sơ đồ 28.1, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Lời giải chi tiết
Các nhận tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp:
* Các nhân tố bên trong:
- Vị trí địa lí: vị trí gần nguồn nguyên liệu, trục đường giao thông, vùng kinh tế hay khu dân cư, cảng biển...quy định sự hình thành, có mặt của các tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác nhau.
Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có trình độ cao như khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm công nghiệp phát triển mạnh ở những nơi có vị trí giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, cơ sở hạ tầng phát triển....
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Khoáng sản: vị trí các mỏ, trữ lượng, chất lượng và sự đa dạng của các tài nguyên khoáng sản ảnh hưởng đến sự phân bố các nhà máy, quy mô, cơ cấu ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
Ví dụ. Trung du miền núi Bắc Bộ có khoáng sản đa dạng tuy nhiên trữ lượng nhỏ và phân bố ở vùng núi xa xôi, vì vậy chủ yếu hình thành các điểm công nghiệp nhỏ là các điểm khai thác chế biến khoáng sản phân bố rời rạc.
+ Nguồn nước: là điều kiện cần để phát triển công nghiệp, đặc biệt các ngành công nghiệp nặng.
+ Các tài nguyên khác như biển, sinh vật, đất..:
+ Biển cung cấp nguồn hải sản phong phú cho công nghiệp chế biến, tạo mối giao lưu phát triển công nghiệp dễ dàng hơn thông qua các cảng biển, tuyến giao thông nội địa – quốc tế.
+ Đất: là nơi xây dựng các công trình cơ bản, nhà máy xí nghiệp....
+ Sinh vật: cung cấp nguồn nguyên liệu cho công ngiệp chế biến.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư và lao động: là lực lượng sản xuất và tiêu thụ quan trọng của ngành công nghiệp
Lực lượng sản xuất: nguồn lao động trẻ năng động, đông thuận lợi để phát triển các ngành chế biến đòi hỏi nhiều lao đôngh (chế biến lương thực thực phẩm, may mặc, da giầy); các ngành đòi hỏi chất xám tri thức cao (kĩ thuật điện tử - tin học...).
Dân cư đông là thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị: là nơi thu hút, tập trung đông dúc dân cư – lưc lượng lao động. Là nơi có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại đông bộ hơn, thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
+ Điều kiện khác: vốn, nguyên liệu tại chỗ....
* Nhân tố bên ngoài:
- Thị trường: thị trường quốc tế có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển công nghiệp, là động lực của quá trình sản xuất. Các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước ta chủ yếu gồm sản phẩm nông sản, thủy sản đã qua chế biến, hàng gia dụng, may mặc...mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn..Thị trường xuất khẩu chủ yếu thuộc khu vực Đông Nam Á, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ.
- Hợp tác quốc tế:
+ Vốn: gồm các nguồn vốn ODA, FDI, FBI; nước ta đã và đang thu hút ngày càng lớn các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhờ đó hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao với đa dạng các ngành sản xuất.
+ Công nghệ: trong phát triển công nghiệp trình độ công nghệ là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, mang lại lợi nhuận cao. Xu thế hội nhập hiện nay là cơ hội để nước ta du nhập, chuyển giao công nghệ hiện đại từ các nước phát triển (Nhật Bản, Mỹ, một số nước Châu Âu) đẻ đưa sản xuất đi lên.
+ Tổ chức quản lí: bên cạnh việc chuyển giao công nghệ hiện đại, việc học hỏi nâng cao trình độ, kinh nghiệm tổ chức quản lí là điều kiện cần để vận hành, phát triển một doanh nghiêp, nhà máy có hiệu quả nhất. Đồng thời tạo mối liên hệ, hợp tác giữa các hệ thống sản xuất kinh doanh, tiền đề để hình thành các tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao.