Câu hỏi thảo luận số 3 trang 49 SGK Địa lí 12

Xuất bản: 28/07/2018 - Cập nhật: 20/12/2018 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 49 sgk Địa lí lớp 12 : Ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng ...

Mục lục nội dung

Đề bài

Hãy nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên?

» Xem đáp án câu hỏi tiếp

Bài 1 trang 50 SGK Địa lí 12

Trả lời câu hỏi thảo luận 3 trang 49 sgk Địa lí lớp 12

- Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc:

+ Vùng núi Đông Bắc có vĩ độ cao nhất nước ta, địa hình chủ yếu hướng cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và phía Đông, đón gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào nội địa nên thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt gió mùa với mùa đông lạnh, đến sớm và kết thúc muộn

+ Vùng núi thấp phía Nam của Tây Bắc do ảnh hưởng của bức chắn địa hình dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên cảnh quan thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:mùa đông bớt lạnh và khô hơn, mùa hạ đến sớm hơn và đôi khi có gió phơn hoạt động (do gió Tây Nam vượt các dãy núi biên giới Việt Lào)

+ Vùng núi cao của Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên mang tính chất ôn đới (do phân hóa đai cao).

- Đông Trường Sơn và Tây Nguyên:

+ Đầu mùa hạ, khi Tây Nguyên và Nam Bộ đón gió mùa Tây Nam có mưa lớn thì Đông Trường Sơn lại chịu hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Ngược lại, vào thời kì thu đông, khi Đông Trường Sơn đón các luồng gió từ biển thổi vào gặp bức chắn địa hình (dãy Trường Sơn) gây mưa lớn thì Tây Nguyên và Nam Bộ lại bước vào mùa khô.

--------------------------------------------------------------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 49 sách giáo khoa Địa lí 12. Các bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải bài tập và trả lời câu hỏi SGK Địa lớp 12 được cập nhật chi tiết tại doctailieu.com.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM