Hướng dẫn làm tập làm văn tả người được Đọc Tài Liệu biên soạn sẽ giúp các em học sinh nắm vững các kiến thức quan trọng và phương pháp tả người và gợi ý trả lời các câu hỏi tại trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1.
I. Khái niệm và phân loại
Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tâm thế, tính cách, hành động, lời nói…. của nhân vật được miêu tả.
Phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:
- Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…).
- Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, hành động, lời nói, trạng thái cảm xúc).
Lưu ý: Trong phần hướng dẫn Luyện tập tả người trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 này, Đọc Tài Liệu sẽ chỉ tập trung vào loại hình tả chân dung nhân vật.
II. Cách làm bài văn tả người
1. Mở bài
Giới thiệu người sẽ tả:
- Đó là ai, có quan hệ như thế nào với em?
- Ấn tượng sâu sắc của em về người đó (có thể là một kỉ niệm, một đặc điểm hay một sức thu hút nào đó từ người được mêu tả đối với mình).
2. Thân bài
Tả hình dáng:
+Tả bao quát về tầm vóc (cao lớn hay nhỏ nhắn), tuổi tác (già hay trẻ), dáng điệu (duyên dáng, nhanh nhẹn hay chậm chạp), nghề nghiệp (bác sĩ, công nhân,…), cách ăn mặc,…
(Có thể bạn không nhất thiết phải miêu tả hết những đặc điểm đó. Chỉ cần bạn khắc họa đâm nét một vài đặc điểm là đủ rồi. Các đặc điểm khác tự người đọc sẽ hình dung. Điều quan trọng là bạn phải biết miêu tả, gợi tả chứ không phải trình bày chung chung theo kiểu mơ hồ. Để làm được điều đó nhất thiết bạn phải sử dụng nhiều tính từ miêu tử, từ láy và các biện pháp nghệ thuật (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, cường điệu,…)
+ Tả chi tiết: Những nét nổi bật nhất (khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, cái miệng, làn da, chân tay,…)
(Ở phần này bạn cần miêu tả khá tỉ mỉ bởi nó làm người đọc quan tâm. Mỗi chi tiết nên khắc họa khác biệt, có nét nỗi bậc hoặc khác thường nào đó mà mình rất ấn tượng. Bạn nên chú trọng vào những chi tiết dễ gây sự chú ý nhiều nhất như đôi mắt, mái tóc, bàn tay,…).
Tả hành động: ánh mắt, giọng nói, điệu cười, dáng đi, làm việc, …
(Đây là phần làm cho nhân vật trở nên sống động, chân thực trước mắt người đọc. Bạn phải luôn dùng nhiều động từ, từ láy miêu tả âm thanh, tiếng động,… Nhất là lựa chọn miêu tả nhân vật trong trạng thái làm việc mới bộc lộ hết được vẻ chân thục của họ. Việc miêu tả hành động của con người giúp người đọc phán đoán, thấu hiểu người được miêu tả sâu sắc hơn).
Tả tính tình, tình cảm: Tính tình của người đó như thế nào? (chất phác, vui nhộn hay dễ cáu gắt,…), cử chỉ, điệu bộ,…Cách cư xử với người khác (ân cần, chu đáo,…), việc làm bộc lộ rõ rệt đạo đức, tình cảm và tính nết của người được tả.
(Phần miêu tả tính cách khá khó đối với nhiều học sinh. Ở phần này bạn chỉ cần khắc họa một nét tính cách nào dó của người được miêu tả, có ảnh hưởng sâu sắc đối với bạn, với gia đình, người thân,… là đạt yêu cầu. Ngoài ra bạn phải miêu tả sở thích của họ. Chính sở thích ấy làm cho nhân vật trở nên khác biệt).
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ của em và người ấy.
(Chú ý: Khi tả người, cần làm nổi bật các đặc điểm về lứa tuổi, tác phong, tính tình, hình dáng cho phù hợp với nghề nghiệp, hoàn cảnh riêng của mỗi người; cần kết hợp tả hoạt động, tính tình và đôi nét về hình dáng. Khi miêu tả chi tiết khuôn mặt hay toàn thân nên miêu tả theo thứ tự từ trên xuống dưới để đảm bải tính cấu trúc hình thể).
3. Kết bài
Cảm nghĩ cuối cùng của em về người đó (ấn tượng sâu sắc, ảnh hưởng của người đó đối với bản thân…)
III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 - Trang 130 SGK
Chọn làm một trong hai bài tập sau:
a) Đọc lại bài Bà tôi của Mac-xim Go-rơ-ki vừa học ở tuần trước và trả lời các câu hỏi:
- Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?
+ Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu.
+ Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?
- Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? Các đặc điểm đó quan hệ với nhau thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà?
b) Đoạn văn Chú bé vùng biển tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng? Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?
Gợi ý trả lời
a) ...
b)
- Đoạn văn Chú bé vùng biển tả những đặc điểm về ngoại hình của Thắng gồm: chiều cao, nước da, thân hình, cổ, vai, ngực, bụng, cánh tay, cặp đùi, cặp mắt, miệng, trán.
- Những đặc điểm ngoại hình của Thắng thể hiện qua các chi tiết mà tác giả đã miêu tả, đã nói lên Thắng là: "Trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ".
Câu 2 - Trang 130 SGK
Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)
Gợi ý trả lời
Dàn ý tham khảo về bài văn tả cụ già em kính yêu
a) Mở bài:
Giới thiệu cụ già em kính yêu. Em hiểu được hoàn cảnh, tính tình của cụ (lời văn cần chân thực thể hiện được tình cảm, sự kính yêu của em).
b) Thân bài:
Miêu tả những đặc điểm riêng, tiêu biểu, nổi bật về hình dáng và tính tình của cụ già mà em kính yêu.
- Hình dáng: Cụ gài đã ngoài bảy mươi tuổi, nước da hồng hào, gương mặt phúc hậu, nhiều nếp nhăn. Tóc hớt cao bạc trắng. Đôi mắt hiền từ, bao dung.
- Tính tình: Cụ già thường làm những việc lặt vặt trong nhà như chăm sóc cây cối trong vườn. Thương yêu em, hay kể chuyện ngày xưa cho em nghe. Giọng nói trầm và ấm. Hay để phần trái cây cho em. Cụ già hiền từ hay giúp đỡ người khác nên được bà con hàng xóm kính trọng, yêu quý.
c) Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em đối với cụ già bằng tình cảm yêu mến, kính trọng, tin cậy (sử dụng từ ngữ, lời văn chân thành, cảm động).
Dàn ý tham khảo về bài văn tả về cô giáo:
1) Mở bài
- Cô Lan là cô giáo đã dạy em ở năm lớp Hai.
- Cô là người em thường gặp mỗi ngày.
2) Thân bài
a) Ngoại hình:
- Cô đã ngoài bốn mươi.
- Vóc người cao, làn da trắng hồng.
- Thường mặc những chiếc áo dài sẫm màu.
- Khuôn mặt tròn, đôi mắt màu hạt dẻ.
- Mái tóc uốn quăn dài ngang lưng.
- Nét mặt vui tươi.
- Đôi môi đỏ hồng, hay mỉm cười khi chúng em chăm ngoan, học giỏi.
- Hàm răng trắng nõn đều đặn.
b) Tính tình, hoạt động
- Giọng nói ấm áp, có sức thuyết phục
- Cô giảng bài dễ hiểu
- Nét chữ nghiêng nghiêng, thanh thoát trên bảng.
- Ân cần chăm sóc học sinh
- Quan tâm đến học sinh nghèo
- Nhã nhặn với phụ huynh
- Gần gũi với đồng nghiệp
- Tận tụy với nghề
- Yêu mến trẻ thơ.
- Sẵn lòng giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
3) Kết bài
- Em rất biết ơn cô
- Em xem cô như người mẹ thứ hai của mình.
******
Với hướng dẫn chi tiết về bài tập làm văn tả người trên đây Đọc Tài Liệu hy vọng các em đã nắm được những kiến thức cơ bản nhất về cách làm văn tả người. Phụ huynh và giáo viên có thể tham khảo tài liệu để làm phong phú bài giảng hoặc hướng dẫn các em làm bài tốt hơn.