Hãy phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong mùa thu nay

Xuất bản: 21/12/2022 - Tác giả:

Hãy phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong mùa thu nay. Tại sao có sự khác nhau khi cảm nhận về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ ba?

Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 3 trang 72 thuộc nội dung Câu hỏi cuối bài: Soạn bài Đất nước Nguyễn Đình Thi sách Cánh diều - Bài 7: Thơ tự do - SGK Ngữ văn 10 tập 2

Câu hỏi: Hãy phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong “mùa thu năm nay”. Tại sao lại có sự khác nhau về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ ba? Trả lời:

(Câu 3 trang 72 Ngữ văn 10 tập 2 

Cánh diều)

Trả lời:

Cách trả lời 1:

- Mùa thu đã thay áo mới, hiện diện bằng những hình ảnh bình dị, dân dã, khỏe khoắn và tươi sáng (Núi đồi, rừng tre, trong biếc…). Thiên nhiên không lặng im mà như đang lên tiếng nói “rừng tre phấp phới”, “trong biếc nói cười thiết tha.”:

+ Nhân vật "tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào.

+ Cái nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.

+ Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn:

- Có sự khác nhau trong cảm nhận về mùa thu giữa các khổ thơ vì:

+ Tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng.

+ Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).

Cách trả lời 2:

Đó là tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc. Mùa thu cách mạng tươi đẹp, và tràn đầy sức sống. Chuyển từ không gian nghệ thuật của những phố dài xao xác buồn sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống, nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc như cất tiếng hát hòa trong sự phấn chấn của tạo vật phấp phới, thiết tha.

Giữa núi đồi

Gió thổi – rừng tre – phấp phới.

Trời thu – áo mới.

Trong biếc – nói cười.

=> Mùa thu rộn rã, tươi đẹp cùng tâm trạng vui tươi, phấn chấn, tầm nhìn xa trông rộng, tư thế làm chủ đất trời.

Có sự khác nhau khi cảm nhận về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ ba là do sự cảm nhận của tác giả về một mùa thu hoài niệm và một mùa thu của cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu 3 trang 72: "" thuộc nội dung soạn bài Đất nước Nguyễn Đình Thi lớp 10 Cánh diều, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Cánh diều!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM