Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 3 trang 131 thuộc nội dung soạn bài Xúy vân giả dại Kết nối tri thức với cuộc sống (Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian SGK ngữ văn 10 tập 1).
Câu hỏi: Hãy chọn phân tích một đoạn lời thoại để làm rõ những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân.
(Câu 3 trang 131 Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống)
Trả lời:
Cách trả lời 1:
Trong văn bản, theo em đoạn lời thoại thể hiện mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân nhất là
"Bước chân vào tôi thưa rằng vậy,
Chẳng giấu gì Xuý Vân là tôi,
Tuy dại dột, tài cao vô giá,
Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,
Ai cũng gọi là cô ả Xuý Vân
Phụ Kim Nhan, say đắm Trần Phương,
Nên đến nổi điên cuồng, rồ dại."
Xúy Vân tự xưng nói với mọi người về chính mình. Nàng tự xưng tên họ, nói bản thân có “tài cao vô giá”, “hát hay đã lạ”, được gọi là “cô ả Xúy Vân”, cho thấy ở nàng một cô gái xinh đẹp, hát hay, đáng trân trọng. Thế nhưng lại rơi vào nỗi đau khổ khi trót bỏ chồng để đi theo một người đàn ông phụ bạc, “phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương”. Một bên là người con gái đang tuổi xuân thi, với một bên là nỗi đau đớn tủi nhục vì bị ruồng bỏ, sự đối lập này đã cho thấy rõ tâm trạng ân hận của Xúy Vân, chính bi kịch ấy đã đẩy nàng “đến nỗi điên cuồng, rồ dại”. Nỗi ân hận của Xúy Vân tuy muộn màng nhưng cũng cho thấy sự thức tỉnh của nhân vật, điều đó thể hiện nàng đã nhận ra lỗi lầm của mình, đang đấu tranh đau khổ với nỗi ân hận và đau đớn khi đã phụ bạc Kim Nham.
Cách trả lời 2:
Ở phần mở đầu, Xúy Vân xuất hiện với những tiếng hát và hành động quay cuồng, tâm trạng nửa tỉnh nửa mê, nửa ngây nửa dại. Xúy Vân đã cất tiếng hát than thở với bà Nguyệt về tình duyên của mình, sau đó Xúy Vân đã mượn hình ảnh con đò tình duyên để nói về mình, một người phụ nữ mòng mỏi chờ chồng, hạnh phúc dang dở.
“Tôi là đò, đò nỏ có thưa
Tôi càng chờ, càng đợ, càng trưa chuyến đò”
Tuy lời hát xuất phát từ trạng thái nửa tỉnh nửa ngây nhưng qua lời hát ấy vẫn thấy tâm trạng đầy đau khổ, day dứt của một cô gái đang lo lắng trước tuổi xuân đang trôi qua, hình ảnh của cô gái ấy như một người lữ khách đứng trên bến đò vắng nhưng chưa thấy bóng dáng con đò.
Ở những câu hát tiếp theo, dưới hình thức của những câu thơ lục bát biến thể, Xúy Vân đã thể hiện được tâm trạng của một người con gái đã có chồng, tự do bị trói buộc, mọi thứ đều phải phụ thuộc vào chồng. Muốn qua sông lần nữa thì phải dứt bỏ tình duyên cũ với chồng:
“Chẳng nên gia thất thì về
Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười”
Xúy Vân vẫn luôn khát khao tình yêu và có một niềm tin mãnh liệt vào một tương lai đầy hạnh phúc với tình nhân mới củy mình.
“Gió giăng thì mặc gió giăng
Đôi ta chỉ quyết đạo hằng với nhau”
Một hình ảnh Xúy Vân mạnh mẽ tìm đến tình yêu của mình đã từng bị coi là hành vi phá bỏ những giá trị đạo đức phong kiến, phá vỡ đạo tam tòng tứ đức, trở thành một người nổi loạn chẳng quá cũng vì quá khát khao tình yêu và đắm chìm trong tình yêu ấy đến nỗi không thể thoát ra được.
Xem thêm các câu hỏi trong bài:
- Hình dung khi thể hiện lời thoại này, diễn viên sẽ có động tác diễn xuất
- Hình ảnh vợ chồng quấn quýt xuất hiện ở đây có ý nghĩa gì?
- Chú ý sự ý thức của nhân vật về mình (Xúy Vân)
- Ngôn ngữ và cách liên hệ bất thường của người điên hoặc giả điên
- Nêu nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân
- Đoạn lời thoại nào thể hiện rõ nhất ngôn ngữ điên của nhân vật?
- Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu con gà rừng cho biết
- Qua đoạn xưng danh của Xúy Vân, có thể nhận ra được những đặc điểm
- Nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà bạn nhận biết được
- Qua lớp chèo này, bạn hiểu thêm được những điều gì về đời sống văn hóa
- Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì? Thử biện hộ cho hành động này
- Với văn bản lớp chèo Xúy Vân giả dại, ta chỉ cần khoảng 3 phút để đọc
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của Xúy Vân
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu câu 3 trang 131 thuộc bài soạn bài Xúy vân giả dại Kết nối tri thức với cuộc sống, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -