Giáo án dự thi giáo viên giỏi đề tài bé tập vẽ đàn gà

Xuất bản: 29/03/2018

Ngoài việc rèn luyện khả năng hội họa, các bé còn bổ sung thêm kiến thức về các bộ phận của con gà. Giáo án mầm non đề tài bé tập vẽ đàn gà được chọn lọc kỹ lưỡng từ các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, việc biên soạn kỹ lưỡng, khoa học, sinh động giúp các cô có tư liệu soạn một giáo án chất lượng.

hình ảnh gà mẹ và gà con
 

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

  • Biết thể hiện một số chi tiết quan trọng khi vẽ con gà: đầu, mình, chân...
  • Biết thể hiện chi tiết trong khác nhau khi vẽ các con gà khác nhau: gà mái lông đuôi ngắn, cổ ngắn, có mào nhỏ; gà trống lông đuôi dài có nhiều màu sắc sặc sỡ, có mào to và đỏ, chân có cựa...

    2. Kỹ năng tạo hình:

    • Trẻ biết sử dụng các nét vẽ cơ bản và các hình hình học để tạo hình đàn gà.
    • Thể hiện một số tư thế khác nhau của gà: gà đang ăn mồi, đang gáy, đang chạy...
    • Tô màu theo ý thích và không tô lan ra ngồi.

    3. Phát triển:

    • Biết thể hiện chủ đề của bức tranh.

    4. Giáo dục:

    - Thói quen và nề nếp học tập.

    - Yêu quí sản phẩm của mình của bạn.

    - Cảm nhận được nét đẹp của tranh.

    II. CHUẨN BỊ:

    1. Đồ dùng cho giáo viên:

    • Một số tranh vẽ con gà trong nhiều tư thế khác nhau.
    • Tranh gà thật trên vi tính.
    • Máy casstte - đĩa nhạc cổ điển.

    2. Đồ dùng cho trẻ:

     

    • Bút chì màu sáp, màu dầu,...
    • Giấy vẽ A4.
    • Bảng lót tranh...

    III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO:

    - Làm mẫu.

    - Luyện tập thực hành

    IV. HOẠT ĐỘNG TÍCH HỢP:

    • Câu đố: về con gà
    • Môi trường xung quanh: một số đặc điểm của con gà..

    V. TIẾN TRÌNH:

    1. HOẠT ĐỘNG 1

    • Tạo tình huống.
    • Đọc câu đố về con gà: "Con gì từ sáng tinh mơ?
    • Gọi người thức dậy, gáy vang khắp trời."
    • Các bạn đã đốn rất chính xác.
    • Cho trẻ xem tranh trên vi tính.

    2. HOẠT ĐỘNG 2

    • Đàm thoại, hướng dẫn quan sát mẫu.
    • Các bức tranh này vẽ hình con gì?
    • Các con biết gì về những con gà?
    • Con gà gồm có những bộ phận nào?
    • Làm thế nào để mình phân biệt: gà trống, gà mái hay gà con?
    • Cho trẻ xem tranh mẫu cô vẽ.
    • Bức tranh này vẽ đề tài gì?
    • Tại sao con biết tranh này vẽ con gà con? (Tương tự với bức tranh thứ 2.)
    • Làm sao phân biệt con gà trống, gà mái khi vẽ? (gà mái khác gà trống không có bộ lông đuôi sặc sỡ và không có cựa).
    • Theo con, con gà trống (gà mái, gà con) được vẽ bằng những hình gì ?

    3. HOẠT ĐỘNG 3

    • Trẻ thực hiện trò chơi: "Một ngón tay nhúc nhích"
    • Mở nhạc nhẹ cho trẻ nghe khi trẻ vẽ.
    • Trẻ thực hiện:
    • Cờ cho trẻ về bàn và thực hiện sản phẩm theo ý của trẻ.
    • Cô quan sát trẻ thực hiện.
    • Gợi ý giúp trẻ thể hiện nội dung của bức tranh.

    4. HOẠT ĐỘNG 4

    • Nhận xét tranh trẻ
    • Cho trẻ làm xong treo sản phẩm của mình.
    • Cho trẻ tự nhận xét về tranh của mình của bạn.
    • Cô nhắc trẻ về bố cục, gợi ý cách tô màu hoặc chi tiết trẻ cần thêm trong tranh.
    • Khen trẻ.

    5. Kết thúc hoạt động.
     

    Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
    Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
    Hủy