Giải Vật lý 8 Cánh Diều Bài 19: Đòn Bẩy

Xuất bản: 20/02/2024 - Cập nhật: 04/03/2024 - Tác giả:

Giải Vật lý 8 Cánh Diều Bài 19: Đòn Bẩy. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 19 - Chủ đề 4: Tác dụng làm quay của lực sgk Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều.

Chuẩn bị trước nội dung bài học giúp học sinh tiếp thu kiến thức trên lớp tốt hơn. Cùng Đọc tài liệu trả lời các câu hỏi trong nội dung Giải Vật lý 8 Bài 19: Đòn Bẩy thuộc Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi.

Giải Lý 8 Cánh Diều Bài 19

Câu hỏi mở đầu trang 94: Để đưa một vật lên cao, người công nhân có thể trực tiếp tác dụng lên vật một lực hướng thẳng đứng lên trên (hình 19.1). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do kích thước hay khối lượng của vật lớn sẽ khó nâng trực tiếp theo cách này. Có cách nào để nâng được vật lên mà không cần tác dụng lực theo phương thẳng đứng?

Lời giải chi tiết:

Từ kiến thức của bài 18 có thể đưa ra dự đoán là dùng xà beng để nâng vật nặng lên mà không cần tác dụng lực theo phương thẳng đứng.

Câu hỏi 1 trang 94: Nêu một số ví dụ về dùng đòn bẩy làm đổi hướng của lực tác dụng.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ:

- Bập bênh thay đổi hướng tác dụng của lực từ vuông góc hướng xuống với thanh bập bênh thành lực vuông góc hướng lên phía bên kia.

- Búa nhổ đinh thay đổi lực vuông góc với cán búa thành lực vuông góc với đinh để nhổ được đinh lên…v.v

Câu hỏi 2 trang 95: Dùng các dụng cụ học tập, thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm làm một đòn bẩy. Vẽ hình biểu diễn đòn bẩy, điểm tựa và lực trong trường hợp này.

Lời giải chi tiết:

- Sử dụng thước làm thanh ngang của đòn bẩy, tẩy làm điểm tựa ở phía dưới thước, có thể đặt bút hoặc các vật nặng lên một đầu của thước, đầu kia dùng tay tác dụng lực để nâng vật nặng lên.

Câu hỏi 3 trang 95: Nêu một số ví dụ về mỗi loại đòn bẩy trong thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

VD:

- Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa: Mài chèo thuyền, bập bênh, xà beng…

- Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia: xe cút kít, dao cắt giấy,…

- Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu: kẹp gắp bánh, câu cá,…

Câu hỏi 4 trang 96: Mỗi đòn bẩy trong hình 19.7a, b, c tương ứng với loại đòn bẩy nào?

Lời giải chi tiết:

- Hình 19.7a: Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu.

- Hình 19.7b: Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa.

- Hình 19.7c: Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia.

Luyện tập 1 trang 96: Quan sát hình 19.8 và cho biết đâu là đòn bẩy, đâu là điểm tựa và chỉ ra sự thay đổi hướng của lực trong hình.

Lời giải chi tiết:

- Đòn bẩy: cán và lưỡi kéo.

- Điểm tựa: trục xoay giữa kéo.

- Sự thay đổi hướng: lực tác dụng vào cán kéo có phương thẳng đứng chiều hướng xuống dưới thay đổi thành lực có phương thẳng đứng chiều hướng lên trên ở phía lưỡi kéo.

Câu hỏi 5 trang 97: Trong hình 19.9, bộ phận nào có vai trò như một đòn bẩy?

Lời giải chi tiết:

Thân chày có vai trò như một đòn bẩy.

Câu hỏi 6 trang 97: Chỉ ra bộ phận đóng vai trò đòn bẩy ở hình 19.10.

Lời giải chi tiết:

Cán bơm nước đóng vai trò đòn bẩy.

Luyện tập 2 trang 97: Để nhổ một chiếc đinh ra khỏi tấm gỗ, người ta sử dụng một chiếc búa nhổ đinh hoặc một chiếc kìm (hình 19.11). Em hãy:

a) Mô tả cách dùng hai dụng cụ này để nhổ đinh.

b) Vận dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải thích cách làm.

Lời giải chi tiết:

a) - Búa nhổ đinh giữ đinh vào đầu hở của búa và tác dụng lực lên cán búa để kéo đinh lên.

- Kìm kẹp chặt đinh ở phía đầu kìm và dùng lực tác dụng lên cán kìm để kéo đinh lên.

b) - Búa sử dụng điểm tựa ở giữa cán búa và đinh khi tỳ phía đầu búa vào tấm gỗ, từ đó khiến lực tác dụng lên cán búa thay đổi thành lực kéo đinh lên.

- Kìm sử dụng điểm tựa là trục xoay giữa cán và mũi kìm, khiến lực tác dụng vào cán lìm thành lực kẹp giữ chặt đinh để kéo đinh lên.

Vận dụng trang 97: Nêu một số công việc trong thực tiễn có sử dụng đòn bẩy. Dùng hình vẽ để mô tả rõ tác dụng của đòn bẩy trong công việc đó.

Lời giải chi tiết:

- Sử dụng cân Robecvan để cân các vật.

- Hình vẽ mô tả:

Đòn bẩy trong trường hợp này để xác định hai lực F1 và F2 khi chọn 1 trong hai lực làm chuẩn để so sánh với lực còn lại.

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời chi tiết giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều. Các em có thể xem thêm các câu hỏi trong các nội dung phần Sinh họcHóa học thuộc chương trình KHTN 8 nữa nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM