Giải Toán 8 Cánh Diều Hằng đẳng thức đáng nhớ

Xuất bản: 03/04/2024 - Cập nhật: 11/04/2024 - Tác giả:

Giải Toán 8 Cánh Diều Hằng đẳng thức đáng nhớ giúp học sinh nắm được cách giải bài tập Bài 3 Chương 1 sgk Toán 8 Cánh Diều tập 1.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập Toán 8 Cánh Diều tập 1 giúp học sinh nắm được các cách giải bài tập Chương 1: Đa thức nhiều biến chuẩn bị bài trước khi tới lớp và luyện tập giải toán tại nhà.

Chương 1 Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ

Khởi động trang 18 Toán 8 Tập 1: Diện tích của hình vuông MNPQ (Hình 4) có thể được tính theo những cách nào?

Lời giải:

Ta đặt tên các điểm A, B, C, D như hình vẽ:

Giải Toán 8 Cánh Diều Hằng đẳng thức đáng nhớ hình 1

Diện tích của hình vuông MNPQ có thể được tính theo những cách sau:

Cách 1. Tính theo tổng diện tích của 4 hình AMCE, ANDE, BEDP, BECQ.

Cách 2. Tính theo tổng diện tích của 2 hình: MNDC, CDPQ.

Cách 3. Tính theo tổng diện tích của 2 hình: ABQM, ABPN.

Cách 4. Tìm độ dài một cạnh của hình vuông MNPQ rồi tính diện tích.

Hoạt động 1 trang 18 Toán 8 Tập 1: Xét hai biểu thức: P = 2(x + y) và Q = 2x + 2y. Tính giá trị của mỗi biểu thức P và Q rồi so sánh hai giá trị đó trong mỗi trường hợp sau:

a) Tại x = 1; y = −1;

b) Tại x = 2; y = −3.

Lời giải:

a) Thay x = 1; y = −1 vào biểu thức P và Q, ta được:

- P = 2 . [1 + (−1)] = 2 . 0 = 0;

- Q = 2 . 1 + 2 . (−1) = 2 – 2 = 0.

Vậy tại x = 1; y = −1 thì P = Q.

b) Thay x = 2; y = −3 vào biểu thức P và Q, ta được:

- P = 2 . [2 + (−3)] = 2 . (−1) = −2;

- Q = 2 . 2 + 2 . (−3) = 4 – 6 = −2.

Vậy tại x = 2; y = −3 thì P = Q.

Luyện tập 1 trang 18 Toán 8 Tập 1: Chứng minh rằng: \(x(xy^2 + y) – y(x^2y + x) = 0\).

Lời giải:

Ta có \(x(xy^2 + y) – y(x^2y + x) = x . xy^2 + x . y – y . x^2y – y . x\)

\(= x^2y^2 + xy – x^2y^2 – xy = (x^2y^2 – x^2y^2) + (xy – xy) = 0 + 0 = 0\) (đpcm)

Hoạt động 2 trang 18 Toán 8 Tập 1: Với a, b là hai số thực bất kì, thực hiện phép tính:

a) (a + b)(a + b);

b) (a – b)(a – b).

Lời giải:

a) \((a + b)(a + b) = a . a + a . b + b . a + b . b = a^2 + 2ab + b^2\);

b) \((a – b)(a – b) = a . a – a . b – b . a + b . b = a^2 – 2ab + b^2\).

Luyện tập 2 trang 19 Toán 8 Tập 1: Tính:

a) \((x + \dfrac{1}{2})^2\);

b) \((2x + y)^2\);

c) \((3 – x)^2\);

d) \((x – 4y)^2\).

Lời giải:

Giải Toán 8 Cánh Diều Hằng đẳng thức đáng nhớ hình 2

Luyện tập 3 trang 19 Toán 8 Tập 1: Viết mỗi biểu thức sau dưới dạng bình phương của một tổng dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu:

a) \(y^2 + y + \dfrac{1}{4}\);

b) \(y^2 + 49 – 14y\).

Lời giải:

a) \(y^2 + y + \dfrac{1}{4} = y^2 + 2.\dfrac{1}{2}y + (\dfrac{1}{2})^2 = (y+\dfrac{1}{2})^2\)

b) \(y^2 + 49 – 14y = y^2 – 2 . 7 . y + 7^2 = (y – 7)^2\).

Luyện tập 4 trang 19 Toán 8 Tập 1: Tính nhanh: \(49^2\).

Lời giải:

Ta có \(49^2 = (50 – 1)^2 = 50^2 – 2 . 50 . 1 + 1^2\)

= 2500 – 100 + 1 = 2400 + 1 = 2401.

Hoạt động 3 trang 19 Toán 8 Tập 1: Với a, b là hai số thực bất kì, thực hiện phép tính: (a – b)(a + b).

Lời giải:

Ta có: \((a – b)(a + b) = a . a + a . b – b . a + b . b = a^2 – b^2\).

Luyện tập 5 trang 20 Toán 8 Tập 1: Viết mỗi biểu thức sau dưới dạng tích:

a) \(9x^2 – 16\);

b) \(25 – 16y^2\).

Lời giải:

Giải thích:

a) \(9x^2 – 16 = (3x)^2 – 4^2 = (3x + 4)(3x – 4)\);

b) \(25 – 16y^2 = 5^2 – (4y)^2 = (5 + 4y)(5 – 4y)\).

Luyện tập 6 trang 20 Toán 8 Tập 1: Tính:

a) (a – 3b)(a + 3b);

b) (2x + 5)(2x – 5);

c) (4y – 1)(4y + 1).

Lời giải:

a) \((a – 3b)(a + 3b) = a^2 – (3b)^2 = a^2 – 9b^2\);

b) \((2x + 5)(2x – 5) = (2x)^2 – 5^2 = 4x^2 – 25\);

c) \((4y – 1)(4y + 1) = (4y)^2 – 1 = 16y^2 – 1\).

Luyện tập 7 trang 20 Toán 8 Tập 1: Tính nhanh: 48 . 52.

Lời giải:

Ta có: \(48 . 52 = (50 – 2)(50 + 2) = 50^2 – 2^2 = 2500 – 4 = 2496\).

Hoạt động 4 trang 20 Toán 8 Tập 1: Với a, b là hai số thực bất kì, thực hiện phép tính:

a) \((a + b)(a + b)^2\);

b) \((a – b)(a – b)^2\).

Lời giải:

a) \((a + b)(a + b)^2 = (a + b)(a^2 + 2ab + b^2)\)

\(= a . a^2 + a . 2ab + a . b^2 + b . a^2 + b . 2ab + b . b^2\)

\(= a^3 + 2a^2b + ab^2 + a^2b + 2ab^2 + b^3\)

\(= a^3 + 3a^2b + 3ab^2 + b^3\).

b) \((a – b)(a – b)^2 = (a – b)(a^2 – 2ab + b^2)\)

\(= a . a^2 – a . 2ab + a . b^2 – b . a^2 + b . 2ab – b . b^2\)

\(= a^3 – 2a^2b + ab^2 – a^2b + 2ab^2 – b^3\)

\(= a^3 – 3a^2b + 3ab^2 – b^3\).

Luyện tập 8 trang 21 Toán 8 Tập 1: Tính:

a) \((3 + x)^3\);

b) \((a + 2b)^3\);

c) \((2x – y)^3\).

Lời giải:

a) \((3 + x)^3 = 3^3 + 3 . 3^2 . x + 3 . 3 . x^2 + x^3 = 27 + 27x + 9x^2 + x^3\);

b) \((a + 2b)^3 = a^3 + 3 . a^2 . 2b + 3 . a . (2b)^2 + (2b)^3\)

\(= a^3 + 6a^2b + 12ab^2 + 8b^3\);

c) \((2x – y)^3 = 2x^3 – 3 . (2x^)2 . y + 3 . 2x . y^2 – y^3\)

\(= 2x^3 – 12x^2y + 6xy^2 – y^3\).

Luyện tập 9 trang 21 Toán 8 Tập 1: Viết biểu thức sau dưới dạng lập phương của một hiệu: \(8x^3 – 36x^2y + 54xy^2 – 27y^3\).

Lời giải:

Ta có: \(8x^3 – 36x^2y + 54xy^2 – 27y^3\)

\(= (2x)^3 – 3 . (2x)^2 . 3y + 3 . 2x . (3y)^2 – (3y)^3\)

\(= (2x – 3y)^3\).

Luyện tập 10 trang 21 Toán 8 Tập 1: Tính nhanh: \(101^3 – 3 . 101^2 + 3 . 101 – 1\).

Lời giải:

Ta có \(101^3 – 3 . 101^2 + 3 . 101 – 1\)

\(= 101^3 – 3 . 101^2 . 1 + 3 . 101 . 12 – 13\)

\(= (101 – 1)^3 = 100^3 = 1 000 000\).

Hoạt động 5 trang 21 Toán 8 Tập 1: Với a, b là hai số thực bất kì, thực hiện phép tính:

a) \((a + b)(a^2 – ab + b^2)\);

b) \((a – b)(a^2 + ab + b^2)\).

Lời giải:

a) \((a + b)(a^2 – ab + b^2) = a . a^2 – a . ab + a . b^2 + b . a^2 – b . ab + b . b^2\)

\(= a^3 – a^2b + ab^2 + a^2b – ab^2 + b^3 = a^3 + b^3\)

.

b) \((a – b)(a^2 + ab + b^2) = a . a^2 + a . ab + a . b^2 – b . a^2 – b . ab – b . b^2\)

= \(a^3 + a^2b + a^2b – a^2b – a^2b – b^3 = a^3 – b^3\).

Luyện tập 11 trang 22 Toán 8 Tập 1: Viết mỗi biểu thức sau dưới dạng tích:

a) \(27x^3 + 1\);

b) \(64 – 8y^3\).

Lời giải:

a) \(27x^3 + 1 = (3x)^3 + 13 = (3x + 1)[(3x)^2 – 3x . 1 + 12]\)

= \((3x + 1)(9x^2 – 3x + 1)\);

b) \(64 – 8y^3 = 43 – (2y)^3 = (4 + 2y)(4 – 2y)\).

Bài tập:

Bài 1 trang 23 Toán 8 Tập 1: Viết mỗi biểu thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu:

a) \(4x^2 + 28x + 49\);

b) \(4a^2 + 20ab + 25b^2\);

c) \(16y^2 – 8y + 1\);

d) \(9x^2 – 6xy + y^2\).

Lời giải:

a) \(4x^2 + 28x + 49 = (2x)^2 + 2 . 2x . 7 + 72 = (2x + 7)^2\);

b) \(4a^2 + 20ab + 25b^2 = (2a)^2 + 2 . 2a . 5b + (5b)^2 = (2a + 5b)^2\);

c) \(16y^2 – 8y + 1 = (4y)^2 – 2 . 4y . 1 + 1^2 = (4y – 1)^2\);

d) \(9x^2 – 6xy + y^2 = (3x)^2 – 2 . 3x . y + y^2 = (3x – y)^2\).

Bài 2 trang 23 Toán 8 Tập 1: Viết mỗi biểu thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu:

a) \(a^3 +12a^2 + 48a + 64\);

b) \(27x^3 + 54x^2y + 36xy^2 + 8y^3\);

c) \(x^3 – 9x^2 + 27x – 27\);

d) \(8a^3 – 12a^2b + 6ab^2 – b^3\).

Lời giải:

a) \(a^3 +12a^2 + 48a + 64 = a^3 + 3 . a^2 . 4 + 3 . a . 4^2 + 4^3 = (a + 4)^3\);

b) \(27x^3 + 54x^2y + 36xy^2 + 8y^3\)

= \((3x)^3 + 3 . (3x)^2 . 2y + 3 . 3x . (2y)^2 + (2y)^3\)

= \((3x + 2y)^3\);

c) \(x^3 – 9x^2 + 27x – 27 = x^3 – 3 . x^2 . 3 + 3 . x . 3^2 – 3^3 = (x – 3^)3\);

d) \(8a^3 – 12a^2b + 6ab^2 – b^3 = (2a)^3 – 3 . (2a)^2b + 3 . 2ab^2 – b^3 = (2a – b)^3\).

Bài 3 trang 23 Toán 8 Tập 1: Viết mỗi biểu thức sau dưới dạng tích:

a) \(25x^2 – 16\);

b) \(16a^2 – 9b^2\);

c) \(8x^3 + 1\);

d) \(125x^3 + 27y^3\);

e) \(8x^3 – 125\);

g) \(27x^3 – y^3\).

Lời giải:

a) \(25x^2 – 16 = (5x)^2 – 42 = (5x + 4)(5x – 4)\);

b) \(16a^2 – 9b^2 = (4a)^2 – (3b)^2 = (4a + 3b)(4a – 3b)\);

c) \(8x^3 + 1 = (2x)^3 + 1 = (2x + 1)[(2x)^2 + 2x . 1 + 1^2] = (2x + 1)(4x^2 + 2x + 1)\);

d) \(125x^3 + 27y^3 = (5x)^3 + (3y)^3 = (5x + 3y)[(5x)^2 + 5x . 3y + (3y)^2]\)

= \((5x + 3y)(25x^2 + 15xy + 9y^2)\);

e) \(8x^3 – 125 = (2x)^3 – 5^3 = (2x + 5)[(2x)^2 + 2x . 5 + 5^2]\)

= \((2x + 5)(4x^2 + 10x + 25)\);

g) \(27x^3 – y^3 = (3x)^3 – y^3 = (3x + y)(3x – y)\).

Bài 4 trang 23 Toán 8 Tập 1: Tính giá trị của mỗi biểu thức:

a) A = \(x^2 + 6x + 10\) tại x = −103;

b) B = \(x^3 + 6x^2 + 12x + 12\) tại x = 8.

Lời giải:

a) Ta có A = \(x^2 + 6x + 10 = x^2 + 6x + 9 + 1 = (x + 3)2 + 1\).

Thay x = −103 vào biểu thức A, ta được:

A = \((−103 + 3)^2 + 1 = (−100)^2 + 1 = 10 000 + 1 = 10 001\).

Vậy A = 10 001 tại x = −103.

b) Ta có B = \(x^3 + 6x^2 + 12x + 12 = x^3 + 3 . x^2 . 2 + 3 . x . 2^2 + 2^3 + 4\)

= \((x + 2)^3 + 4\).

Thay x = 8 vào biểu thức B, ta được:

B = \((8 + 2)^3 + 4 = 10^3 + 4\) = 1004.

Vậy B = 1004 tại x = 8.

Bài 5 trang 23 Toán 8 Tập 1: Chứng minh giá trị của mỗi biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến x:

a) C = \((3x – 1)^2 + (3x + 1)^2 – 2(3x – 1)(3x + 1)\);

b) D = \((x + 2)^3 – (x – 2)^3 – 12(x^2 + 1)\);

c) E = \((x + 3)(x^2 – 3x + 9) – (x – 2)(x^2 + 2x + 4)\);

d) G = \((2x – 1)(4x^2 + 2x + 1) – 8(x + 2)(x^2 – 2x + 4)\).

Lời giải:

a) Ta có C = \((3x – 1)^2 + (3x + 1)^2 – 2(3x – 1)(3x + 1)\)

= \([(3x – 1) – (3x + 1)]^2= (3x – 1 – 3x – 1)^2\)

= \((– 1 – 1)^2= (–2)^2= 4\).

Vậy biểu thức C không phụ thuộc vào biến x.

b) D = \((x + 2)^3 – (x – 2)^3 – 12(x^2 + 1)\)

= \([(x + 2) – (x – 2)][(x + 2)^2 + (x + 2)(x – 2) + (x – 2)^2] – 12(x^2 + 1)\)

= \((x + 2 – x + 2)[(x + 2)^2 + x^2 – 2^2 + (x – 2)^2] – 12x^2 – 12\)

= \(4(x^2 + 4x + 4 + x^2 – 4 +x^2– 4x + 4) – 12x^2 – 12\)

= \(4(3x^2 + 4) – 12x^2 – 12\)

= \(12x^2 + 16 – 12x^2 – 12 = 4\).

Vậy biểu thức D không phụ thuộc vào biến x.

c) E = \((x + 3)(x^2 – 3x + 9) – (x – 2)(x^2 + 2x + 4)\)

= \((x^3 + 3^3) – (x^3 – 2^3) = x^3 + 27 – x^3+ 8 = 35\).

Vậy biểu thức E không phụ thuộc vào biến x.

d) G = \((2x – 1)(4x^2 + 2x + 1) – 8(x + 2)(x^2 – 2x + 4)\)

= \([(2x)^3 – 13]– 8(x^3 + 23) = (8x^3 – 1) – 8(x^3 + 8)\)

= \(8x^3 – 1–8x^3 – 64 = – 65\).

Vậy biểu thức D không phụ thuộc vào biến x.

Bài 6 trang 23 Toán 8 Tập 1: Tính nhanh: \((0,76)^3 + (0,24)^3 + 3 . 0,76 . 024\).

Lời giải:

Ta có \((0,76)^3 + (0,24)^3 + 3 . 0,76 . 024\)

= \((0,76 + 0,24)^3 – 3 . 0,76 . 024 . (0,76 + 024) + 3 . 0,76 . 024\)

= \(13 – 3 . 0,76 . 024 . 1 + 3 . 0,76 . 024\)

= \(1 – 3 . 0,76 . 024 + 3 . 0,76 . 024 = 1\).

Vậy \((0,76)^3 + (0,24)^3 + 3 . 0,76 . 024 = 1\).

-//-

Hy vọng với nội dung trả lời chi tiết câu hỏi trong Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ giúp học sinh nắm được nội dung bài học và ghi nhớ những nội dung chính, quan trọng trong chương trình học Toán học 8.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM