Giải Toán 8 Cánh Diều Các phép tính với đa thức nhiều biến

Xuất bản: 03/04/2024 - Cập nhật: 11/04/2024 - Tác giả:

Giải Toán 8 Cánh Diều Các phép tính với đa thức nhiều biến giúp học sinh nắm được cách giải bài tập Bài 2 sgk Toán 8 Cánh Diều tập 1.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập Toán 8 Cánh Diều tập 1 giúp học sinh nắm được các cách giải bài tập Chương 1: Đa thức nhiều biến chuẩn bị bài trước khi tới lớp và luyện tập giải toán tại nhà.

Chương 1 Bài 2: Các phép tính với đa thức nhiều biến

Khởi động trang 11 Toán 8 Tập 1: Ở lớp 7, ta đã học cách thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia các đa thức một biến. Các phép tính với đa thức (nhiều biến) được thực hiện như thế nào?

Lời giải:

Sau bài học này chúng ta giải quyết bài toán này như sau:

Các phép tính với đa thức (nhiều biến) được thực hiện tương tự các phép tính với đa thức một biến.

Hoạt động 1 trang 11 Toán 8 Tập 1: Cho hai đa thức: \(P = x^2 + 2xy + y^2 và Q = x^2 – 2xy + y^2\).

a) Viết tổng P + Q theo hàng ngang.

b) Nhóm các đơn thức đồng dạng với nhau.

c) Tính tổng P + Q bằng cách thực hiện phép tính trong từng nhóm.

Lời giải:

a) Tổng P + Q được viết theo hàng ngang như sau:

\(P + Q = (x^2 + 2xy + y^2) + (x^2 – 2xy + y^2)\)

b) Nhóm các đơn thức đồng dạng với nhau, ta được:

\(P + Q = (x^2 + 2xy + y^2) + (x^2 – 2xy + y^2)\)

\(= (x^2 + x^2) + (2xy – 2xy) + (y^2 + y^2)\)

c) Tổng P + Q bằng cách thực hiện phép tính trong từng nhóm, ta được:

\(P + Q = (x^2 + x^2) + (2xy – 2xy) + (y^2 + y^2)\)

= \(2x^2 + 2y^2\).

Luyện tập 1 trang 11 Toán 8 Tập 1: Tính tổng của hai đa thức:

\(M = x^3 + y^3 và N = x^3 – y^3\).

Lời giải:

\(M + N = (x^3 + y^3) + (x^3 – y^3)\)

= \((x^3 + y^3) + (x^3 – y^3) = x^3 + y^3 + x^3 – y^3\)

= \((x^3 + x^3) + (y^3 – y^3) = 2x^3\).

Hoạt động 2 trang 12 Toán 8 Tập 1: Cho hai đa thức: \(P = x^2 + 2xy + y^2 và Q = x^2 – 2xy + y^2\).

a) Viết hiệu P – Q theo hàng ngang, trong đó đa thức Q được đặt trong dấu ngoặc.

b) Sau khi bỏ dấu ngoặc và đổi dấu mỗi đơn thức của đa thức Q, nhóm các đơn thức đổng dạng với nhau.

c) Tính tổng P – Q bằng cách thực hiện phép tính trong từng nhóm.

Lời giải:

a) Hiệu P – Q được viết theo hàng ngang, trong đó đa thức Q được đặt trong dấu ngoặc, ta được:

\(P – Q = (x^2 + 2xy + y^2) – (x^2 – 2xy + y^2)\).

b) Sau khi bỏ dấu ngoặc và đổi dấu mỗi đơn thức của đa thức Q, nhóm các đơn thức đổng dạng với nhau, ta được:

\(P – Q = x^2 + 2xy + y^2 – x^2 + 2xy – y^2\)

= \((x^2 – x^2) + (2xy + 2xy) + (y^2 – y^2)\).

c) Tổng P – Q bằng cách thực hiện phép tính trong từng nhóm như sau:

\(P – Q = (x^2 – x^2) + (2xy + 2xy) + (y^2 – y^2) = 4xy\).

Luyện tập 2 trang 13 Toán 8 Tập 1: Với ba đa thức A, B, C trong Ví dụ 3, hãy tính:

a) B – C;

b) (B – C) + A.

Lời giải:

Trong Ví dụ 3 có các đa thức: \(A = x^2 – 2xy + y^2; B = 2x^2 – y^2; C = x^2 – 3xy\).

a) \(B – C = (2x^2 – y^2) – (x^2 – 3xy)\)

= \(2x^2 – y^2 – x^2 + 3xy = (2x^2 – x^2) + 3xy – y^2\)

= \(x^2 + 3xy – y^2\);

b) \((B – C) + A = (x^2 + 3xy – y^2) + (x^2 – 2xy + y^2)\)

= \(x^2 + 3xy – y^2 + x^2 – 2xy + y^2\)

= \((x^2 + x^2) + (3xy – 2xy) + (y^2 – y^2)\)

= \(2x^2 + xy\).

Hoạt động 3 trang 13 Toán 8 Tập 1: a) Tính tích: \(3x^2 . 8x^4\);

b) Nêu quy tắc nhân hai đơn thức một biến.

Lời giải:

a) Ta có \(3x^2 . 8x^4 = (3 . 8) (x^2 . x4) = 24x^6\).

b) Quy tắc nhân hai đơn thức một biến:

Muốn nhân hai đơn thức một biến ta làm như sau:

• Nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau;

• Thu gọn đơn thức nhận được ở tích.

Luyện tập 3 trang 13 Toán 8 Tập 1: Tính tích của hai đơn thức: \(x^3y^7\)\(−2x^5y^3\)

Lời giải:

Tích của hai đơn thức đã cho là:

x^3y^7 . (−2x^5y^3) = −2 (x^3. x^5) (y^7. y^3) = −2x^8y^10.

Hoạt động 4 trang 13 Toán 8 Tập 1:

a) Tính tích: \(11x^3 . (x^2 – x + 1)\);

b) Nêu quy tắc nhân đơn thức với đa thức trong trường hợp một biến.

Lời giải:

a) Ta có: \(11x^3 . (x^2 – x + 1) = 11x^3 . x^2 – 11x^3 . x + 11x^3 . 1\)

= \(11x^5 – 11x^4 + 11x^3\).

b) Quy tắc nhân đơn thức với đa thức trong trường hợp một biến là:

Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức đó với từng đơn thức của đa thức rồi cộng các kết quả với nhau.

Luyện tập 4 trang 14 Toán 8 Tập 1: Tính tích: \((-\dfrac{1}{2}xy)(8x^2 - 5xy + 2y^2)\)

Lời giải:

Giải Toán 8 Cánh Diều Các phép tính với đa thức nhiều biến hình 1

Hoạt động 5 trang 14 Toán 8 Tập 1:

a) Tính tích: \((x + 1)(x^2 – x + 1)\);...

b) Nêu quy tắc nhân hai đơn thức trong trường hợp một biến.

Lời giải:

a) Ta có: \((x + 1)(x^2 – x + 1)\)

= \(x . x^2 – x . x + x . 1 + x^2 – x + 1\)

= \(x^3 – x^2 + x + x^2 – x + 1\)

= \(x^3 + (x^2 – x^2) + (x – x) + 1= x^3 + 1\).

b) Quy tắc nhân hai đơn thức trong trường hợp một biến là:

Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi đơn thức của đa thức này với từng đơn thức của đa thức kia rồi cộng các kết quả với nhau.

Luyện tập 5 trang 14 Toán 8 Tập 1: Tính: (x – y)(x – y).

Lời giải:

Ta có \((x – y)(x – y) = x . x – x . y – y . x + y . y = x^2 – 2xy + y^2.\)

Hoạt động 6 trang 15 Toán 8 Tập 1: Tính tích: \(9x^5y^4 . 2x^4y^2.\)

Lời giải:

Ta có \(9x^5y^4 . 2x^4y^2 = (9. 2) (x^5. x^4) (y^4. y^2) = 18x^9y^6.\)

Luyện tập 6 trang 15 Toán 8 Tập 1: Cho \(P = (21x^4y^5) : (7x^3y^3)\). Tính giá trị của biểu thức P tại x = −0,5; y = −2.

Lời giải:

- Ta có: \(P = (21x^4y^5) : (7x^3y^3)\)

= \((21 : 7) (x^4: x^3) (y^5: y^3) = 3xy^2\).

- Giá trị của biểu thức P tại x = −0,5; y = −2 là:

\(3 . (−0,5) (−2)^2 = −1,5 . 4 = −6\).

Hoạt động 7 trang 16 Toán 8 Tập 1:

Tính tích: (3xy)(x + y).

Lời giải:

Ta có \((3xy)(x + y) = 3xy . x + 3xy . y\)

= \(3x^2y + 3xy^2\).

Luyện tập 7 trang 16 Toán 8 Tập 1: Tìm thương trong phép chia đa thức \(12x^3y^3 – 6x^4y^3 + 21x^3y^4\) cho đơn thức \(3x^3y^3\)

Lời giải:

Thương trong phép chia đa thức \(12x^3y^3 – 6x^4y^3 + 21x^3y^4\) cho đơn thức \(3x^3y^3\) là:

\((12x^3y^3 – 6x^4y^3 + 21x^3y^4): (3x^3y^3)\)

\(12x^3y^3 : 3x^3y^3– 6x^4y^3 : 3x^3y^3+ 21x^3y^4: 3x^3y^3\)

= 4 – 2x+ 4y.

Bài tập

Bài 1 trang 16 Toán 8 Tập 1: Thực hiện phép tính:

a) \((–xy)(–2x^2y + 3xy – 7x)\);

b) \((\dfrac{1}{6}x^2y^2)(-0,3x^2y - 0,4xy + 1)\);

c) \((x + y)(x^2 + 2xy + y^2)\);

d) \((x – y)(x^2 – 2xy + y^2)\).

Lời giải:

Giải Toán 8 Cánh Diều Các phép tính với đa thức nhiều biến hình 2
Giải Toán 8 Cánh Diều Các phép tính với đa thức nhiều biến hình 3

Bài 2 trang 16 Toán 8 Tập 1: Thực hiện phép tính:

a) \((39x^5y^7) : (13x^2y)\);

b) \((x^2y^2 + \dfrac{1}{6}x^3y^2 - x^5y^4):(\dfrac{1}{2xy^2})\)

Lời giải:

Giải Toán 8 Cánh Diều Các phép tính với đa thức nhiều biến hình 4

Bài 3 trang 17 Toán 8 Tập 1: Rút gọn biểu thức:

a) \((x – y)(x^2 + xy + y^2)\);

b) \((x + y)(x^2 – xy + y^2)\);

c) \((4x - 1)(6y + 1) - 3x(8x + \dfrac{4}{3})\);

d) \((x + y)(x – y) + (xy^4 – x^3y^2) : (xy^2)\).

Lời giải:

Giải Toán 8 Cánh Diều Các phép tính với đa thức nhiều biến hình 5
Giải Toán 8 Cánh Diều Các phép tính với đa thức nhiều biến hình 6

Bài 4 trang 17 Toán 8 Tập 1:

a) Rút gọn rồi tính giá trị của biểu thức.

P = \((5x^2 – 2xy + y^2) – (x^2 + y^2) – (4x^2 – 5xy + 1)\)

khi x = 1,2 và x + y = 6,2.

b) Chứng minh giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến x:

\((x^2 – 5x + 4)(2x + 3) – (2x^2 – x – 10)(x – 3)\)

Lời giải:

Giải Toán 8 Cánh Diều Các phép tính với đa thức nhiều biến hình 7
Giải Toán 8 Cánh Diều Các phép tính với đa thức nhiều biến hình 8

Bài 5 trang 17 Toán 8 Tập 1:

a) Chứng minh rằng biểu thức P = 5x(2 – x) – (x + 1)(x + 9) luôn nhận giá trị âm với mọi giá trị của biến x.

b) Chứng minh rằng biểu thức Q = \(3x^2 + x(x – 4y) – 2x(6 – 2y) + 12x + 1\) luôn nhận giá trị dương với mọi giá trị của biến x và y.

Lời giải:

a) Ta có: P = \(5x(2 – x) – (x + 1)(x + 9)\)

= \((10x – 5x^2) – (x^2 + x + 9x + 9)\)

= \((10x – 5x^2) – (x^2 + 10x + 9)\)

= \(10x – 5x^2 – x^2 – 10x – 9\)

= \((– 5x^2 – x^2) + (10x – 10x) – 9\) = – 9.

Khi đó, với mọi giá trị của biến x thì P = – 9.

Vậy biểu thức P luôn nhận giá trị âm với mọi giá trị của biến x.

b) Ta có: Q = \(3x^2 + x(x – 4y) – 2x(6 – 2y) + 12x + 1\)

= \(3x^2 + x^2 – 4xy – 12x + 4xy + 12x + 1\)

= \((3x^2 + x^2) + (4xy – 4xy) + (12x – 12x) + 1\)

= \(4x^2 + 1\)

\(4x^2≥ 0\) nên \(4x^2 + 1 > 0\).

Vậy biểu thức Q luôn nhận giá trị dương với mọi giá trị của biến x và y.

Bài 6 trang 17 Toán 8 Tập 1: Bạn Hạnh dự định cắt một miếng bìa có dạng tam giác vuông với độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt là 6 (cm), 8 (cm). Sau khi xem xét lại, bạn Hạnh quyết định tăng độ dài cạnh góc vuông 6 (cm) thêm x (cm) và tăng độ dài cạnh góc vuông 8 (cm) thêm y (cm) (Hình 3). Viết đa thức biểu thị diện tích phần tăng thêm của miếng bìa theo x và y...

Lời giải:

Giải Toán 8 Cánh Diều Các phép tính với đa thức nhiều biến hình 9

Bài 7 trang 17 Toán 8 Tập 1: Khu vực của nhà bác Xuân có dạng hình vuông. Bác Xuân muốn dành một mảnh đất có dạng hình chữ nhật ở góc khu vườn để trồng rau (Hình 4). Biết diện tích của mảnh đất không trồng rau bằng 475 \(m^2\). Tính độ dài x (m) của khu vườn đó.

Lời giải:

Trong Hình 4, ta thấy:

- Khu vực nhà bác Xuân là hình vuông có cạnh x (m)

Diện tích khu vực nhà bác Xuân là: \(x^2\) (\(m^2\)).

- Mảnh đất trồng rau có dạng hình chữ nhật có chiều dài bằng x – 10 (m) và chiều rộng bằng x – 15 (m).

Diện tích mảnh đất trồng rau là: \((x – 10)(x – 15) = x^2 – 10x – 15x + 150\)

= \(x^2 – 25x + 150 (m^2)\).

Theo đề bài, diện tích của mảnh đất không trồng rau bằng 475 \(m^2\) nên ta có:

\(x^2 – (x^2 – 25x + 150) = 475\)

\(x^2 – x^2 + 25x – 150 = 475\)

25x – 150 = 475

25x = 625

x = 25.

Vậy khu vườn có độ dài 25 m.

-//-

Hy vọng với nội dung trả lời chi tiết câu hỏi trong Bài 2: Các phép tính với đa thức nhiều biến giúp học sinh nắm được nội dung bài học và ghi nhớ những nội dung chính, quan trọng trong chương trình học Toán học 8.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM